Hồ nước Lac de Gafsa bất ngờ xuất hiện giữa một vùng sa mạc rộng lớn khô cằn ở Tunisia vào hồi tháng 8/2014. Nguyên nhân do đâu hồ nước kỳ lạ này xuất hiện vẫn còn là một điều bí ẩn.Mỗi khi băng tan chảy, mọi người lại cảm thấy bất ngờ và rợn người trước cảnh tượng hàng trăm bộ xương người trồi lên mặt nước ờ hồ Roopkund, Ấn Độ. Lực lượng kiểm lâm là những người đầu tiên phát hiện thấy hiện tượng bất thường ở hồ này vào năm 1942.Hồ nước Nyos là một hồ nước trên miệng núi lửa ở tây bắc Cameroon. Nó chứa một lượng khí CO2 bão hòa cực lớn, từng gây ra hiện trượng phun trào vào năm 1986, khiến 1.746 người và 3.500 động vật chết chỉ trong tích tắc.Vào năm 1986, hồ nước sâu Peigneur ở bang Louisiana, Mỹ đã trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người khi nuốt gọn 11 xà lan, giàn khoan dầu cao 46 mét, cây cối, nhà cửa. Chỉ trong vòng 48h sau sự cố, hồ nước sâu 3,5 mét đã trở thành, hồ này rộng hơn 28 hécta và sâu hơn 300 mét. Trước khi thảm kịch xảy ra, các công nhân Texaco đã vô tình khoan trúng mỏ muối dưới lòng hồ này.“Hồ địa ngục” Baotau (Bao Đầu) ở Nội Mông, Trung Quốc là một hồ chứa các chất thải độc hại từ hoạt động khai thác đất hiếm (REE) và kim loại đất hiếm (REM).Hồ Natron, Tanzania. Hồ nước mặn này được coi là hố tử thần của các loài sinh vật. Bởi lẽ, bất cứ sinh vật nào bay tới gần hồ nước "có một không hai" này đều bị thiệt mạng.Hồ Kawah Ijen nằm ở độ cao chừng 2.300 mét ở trên khu vực núi lửa Ijen, đông đảo Java, Indonesia. Mặt hồ này luôn bao phủ bởi một làn khói trắng, gây cảm giác ngộp thở. Không khí nơi đây lẫn axit có mùi trứng thối.Hồ chứa nhựa đường lớn nhất thế giới: Hồ Pitch ở Trinidad. Nó chứa tới 10 triệu tấn hắc ín.Hồ mất tích ở Oregon, Mỹ. Nước ở hồ kỳ lạ này thường bị hút sạch vào một hố và biến mất hoàn toàn như chưa từng xuất hiện. Sau một thời gian, nước lại xuất hiện trở lại hồ.Hồ Yellowstone là hồ nước lớn nhất ở Vườn quốc gia cùng tên. Nó rộng 14 dặm và dài 20 dặm với độ sâu là 2.357 m.
Hồ nước Lac de Gafsa bất ngờ xuất hiện giữa một vùng sa mạc rộng lớn khô cằn ở Tunisia vào hồi tháng 8/2014. Nguyên nhân do đâu hồ nước kỳ lạ này xuất hiện vẫn còn là một điều bí ẩn.
Mỗi khi băng tan chảy, mọi người lại cảm thấy bất ngờ và rợn người trước cảnh tượng hàng trăm bộ xương người trồi lên mặt nước ờ hồ Roopkund, Ấn Độ. Lực lượng kiểm lâm là những người đầu tiên phát hiện thấy hiện tượng bất thường ở hồ này vào năm 1942.
Hồ nước Nyos là một hồ nước trên miệng núi lửa ở tây bắc Cameroon. Nó chứa một lượng khí CO2 bão hòa cực lớn, từng gây ra hiện trượng phun trào vào năm 1986, khiến 1.746 người và 3.500 động vật chết chỉ trong tích tắc.
Vào năm 1986, hồ nước sâu Peigneur ở bang Louisiana, Mỹ đã trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người khi nuốt gọn 11 xà lan, giàn khoan dầu cao 46 mét, cây cối, nhà cửa. Chỉ trong vòng 48h sau sự cố, hồ nước sâu 3,5 mét đã trở thành, hồ này rộng hơn 28 hécta và sâu hơn 300 mét. Trước khi thảm kịch xảy ra, các công nhân Texaco đã vô tình khoan trúng mỏ muối dưới lòng hồ này.
“Hồ địa ngục” Baotau (Bao Đầu) ở Nội Mông, Trung Quốc là một hồ chứa các chất thải độc hại từ hoạt động khai thác đất hiếm (REE) và kim loại đất hiếm (REM).
Hồ Natron, Tanzania. Hồ nước mặn này được coi là hố tử thần của các loài sinh vật. Bởi lẽ, bất cứ sinh vật nào bay tới gần hồ nước "có một không hai" này đều bị thiệt mạng.
Hồ Kawah Ijen nằm ở độ cao chừng 2.300 mét ở trên khu vực núi lửa Ijen, đông đảo Java, Indonesia. Mặt hồ này luôn bao phủ bởi một làn khói trắng, gây cảm giác ngộp thở. Không khí nơi đây lẫn axit có mùi trứng thối.
Hồ chứa nhựa đường lớn nhất thế giới: Hồ Pitch ở Trinidad. Nó chứa tới 10 triệu tấn hắc ín.
Hồ mất tích ở Oregon, Mỹ. Nước ở hồ kỳ lạ này thường bị hút sạch vào một hố và biến mất hoàn toàn như chưa từng xuất hiện. Sau một thời gian, nước lại xuất hiện trở lại hồ.
Hồ Yellowstone là hồ nước lớn nhất ở Vườn quốc gia cùng tên. Nó rộng 14 dặm và dài 20 dặm với độ sâu là 2.357 m.