Nằm trong dãy núi Andes tại phía Nam Peru và ở độ cao hơn 5.000 m, thị trấn khai thác vàng La Rinconada là nơi có người sinh sống cao nhất trên trái đất.La Rinconada thu hút lao động từ khắp các quốc gia Andean (các nước Nam Mỹ có dãy núi Andes đi qua) đến tìm vận may. Mỗi năm, hàng nghìn người lại đổ về thị trấn khai thác vàng cao nhất thế giới, thậm chí có người ở lại khoảng 20 năm.Hiếm người có thể chịu được độ cao và cái lạnh cực độ ở ngoài trời và hơi nóng cũng như sự ẩm ướt trong các hầm khai thác. Giá vàng lên cao càng khiến số dân sống ở thị trấn khai thác vàng này tăng lên đáng kể, gấp đôi trong vòng 5 năm qua, lên mức 50.000 người.Điều kiện sinh hoạt ở La Rinconada không đảm bảo. Các con đường luôn lầy lội do tuyết tan, nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước hoặc nhà vệ sinh công cộng không có. Ngay cả những hồ gần đó được nhiều người dân sử dụng cũng bị nhiễm độc do thủy ngân thải bỏ, một chất vốn dùng để tách vàng ra khỏi đá.Mỗi ngày, những người thợ mỏ đi bộ dọc theo một con đường hẹp, dài 1 km nối thị trấn với với các khu mỏ ở vùng núi gần đó. Rác thải rải dọc lối đi vì ở đây không có những dịch vụ cơ bản. Do điều kiện thiếu vệ sinh cũng như thời tiết khắc nghiệt, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy cấp tính trở nên phổ biến.Họ làm việc theo một hệ thống lao động truyền thống gọi là cachorreo. 30 ngày đầu, lao động không được trả lương. 1 đến 2 ngày tiếp theo, họ được mang vàng về tùy theo khả năng vận chuyển. Nhưng ngay cả khi lao động trong điều kiện bất công như vậy, hầu hết những người này đều phản đối việc cải cách hệ thống cũ theo mô hình trả lương của Peru. Họ tin rằng hệ thống cachorreo mang lại một cơ hội lớn hơn để kiếm tiền, nhất là cơ hội buôn lậu vàng từ các mỏ khai thác trong những ngày không lương.La Rinconada có nền kinh tế tiền mặt, với ít lựa chọn chi tiêu. Luật pháp không được coi trọng dẫn đến những vụ say rượu gây hậu quả xấu, thậm chí là đâm chém khi xảy ra cãi cọ giữa đàn ông và phụ nữ.Những người phụ nữ làm việc ở đây thường là các bà mẹ đơn thân, góa phụ hoặc vợ của những người thợ mỏ. Họ lao động với hy vọng kiếm tìm được những mảnh vàng nhỏ còn sót lại trong đống đá và mảnh vụn bên ngoài các mỏ vàng. Thông thường, những người này làm việc 8 tiếng một ngày, tùy theo sức khỏe và không được phép vào bên trong hầm khai thác vì được cho là đem lại xui xẻo.Do cỏ không mọc ở độ cao như thế này, những thợ mỏ chơi bóng đá trong không gian lẫn với khu khai thác. Những người đến La Rinconada phải đối mặt với những triệu chứng say do độ cao như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mất ngủ. Người ta nói rằng các mỏ vàng này giết người theo nhiều cách. Hoặc là cái chết nhanh chóng do tai nạn lao động hoặc sập hầm, hoặc chết từ từ bởi điều kiện sống nghèo nàn. Tuy vậy, nhiều người đàn ông vẫn tiếp tục đổ về đây, đôi khi đem theo cả gia đình với giấc mơ về những mỏ vàng, thứ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nằm trong dãy núi Andes tại phía Nam Peru và ở độ cao hơn 5.000 m, thị trấn khai thác vàng La Rinconada là nơi có người sinh sống cao nhất trên trái đất.
La Rinconada thu hút lao động từ khắp các quốc gia Andean (các nước Nam Mỹ có dãy núi Andes đi qua) đến tìm vận may. Mỗi năm, hàng nghìn người lại đổ về thị trấn khai thác vàng cao nhất thế giới, thậm chí có người ở lại khoảng 20 năm.
Hiếm người có thể chịu được độ cao và cái lạnh cực độ ở ngoài trời và hơi nóng cũng như sự ẩm ướt trong các hầm khai thác. Giá vàng lên cao càng khiến số dân sống ở thị trấn khai thác vàng này tăng lên đáng kể, gấp đôi trong vòng 5 năm qua, lên mức 50.000 người.
Điều kiện sinh hoạt ở La Rinconada không đảm bảo. Các con đường luôn lầy lội do tuyết tan, nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước hoặc nhà vệ sinh công cộng không có. Ngay cả những hồ gần đó được nhiều người dân sử dụng cũng bị nhiễm độc do thủy ngân thải bỏ, một chất vốn dùng để tách vàng ra khỏi đá.
Mỗi ngày, những người thợ mỏ đi bộ dọc theo một con đường hẹp, dài 1 km nối thị trấn với với các khu mỏ ở vùng núi gần đó. Rác thải rải dọc lối đi vì ở đây không có những dịch vụ cơ bản. Do điều kiện thiếu vệ sinh cũng như thời tiết khắc nghiệt, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy cấp tính trở nên phổ biến.
Họ làm việc theo một hệ thống lao động truyền thống gọi là cachorreo. 30 ngày đầu, lao động không được trả lương. 1 đến 2 ngày tiếp theo, họ được mang vàng về tùy theo khả năng vận chuyển. Nhưng ngay cả khi lao động trong điều kiện bất công như vậy, hầu hết những người này đều phản đối việc cải cách hệ thống cũ theo mô hình trả lương của Peru. Họ tin rằng hệ thống cachorreo mang lại một cơ hội lớn hơn để kiếm tiền, nhất là cơ hội buôn lậu vàng từ các mỏ khai thác trong những ngày không lương.
La Rinconada có nền kinh tế tiền mặt, với ít lựa chọn chi tiêu. Luật pháp không được coi trọng dẫn đến những vụ say rượu gây hậu quả xấu, thậm chí là đâm chém khi xảy ra cãi cọ giữa đàn ông và phụ nữ.
Những người phụ nữ làm việc ở đây thường là các bà mẹ đơn thân, góa phụ hoặc vợ của những người thợ mỏ. Họ lao động với hy vọng kiếm tìm được những mảnh vàng nhỏ còn sót lại trong đống đá và mảnh vụn bên ngoài các mỏ vàng. Thông thường, những người này làm việc 8 tiếng một ngày, tùy theo sức khỏe và không được phép vào bên trong hầm khai thác vì được cho là đem lại xui xẻo.
Do cỏ không mọc ở độ cao như thế này, những thợ mỏ chơi bóng đá trong không gian lẫn với khu khai thác. Những người đến La Rinconada phải đối mặt với những triệu chứng say do độ cao như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mất ngủ. Người ta nói rằng các mỏ vàng này giết người theo nhiều cách. Hoặc là cái chết nhanh chóng do tai nạn lao động hoặc sập hầm, hoặc chết từ từ bởi điều kiện sống nghèo nàn. Tuy vậy, nhiều người đàn ông vẫn tiếp tục đổ về đây, đôi khi đem theo cả gia đình với giấc mơ về những mỏ vàng, thứ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.