Chuyện chưa kể “quan tài” chôn cất thảm họa hạt nhân Chernobyl

Google News

Mái vòm thép khổng lồ phủ trùm lên Chernobyl được xem là "cỗ quan tài" mới cho khu thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Chuyen chua ke
Mái vòm bê tông nặng hơn 35.000 tấn sẽ chôn lấp khu vực thảm hoạ hạt nhân 100 năm tới. Ảnh: BBC 
Phần mái vòm bằng thép, hay còn được gọi là "cỗ quan tài", có kích thước lớn hơn sân vận động Wembley, Anh, cao hơn tượng Nữ thần tự do ở Mỹ và mất tới hai thập niên để hoàn thành. Nó sẽ bao phủ toàn bộ lò phản số 4, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine,, và niêm phong hoàn toàn vùng thảm hoạ trong 100 năm tới.
Kết cấu có tên Bộ chụp an toàn mới (NSC) trông giống một nhà máy kim khí. Việc lắp đặt công trình khổng lồ này hoàn thành hôm 29/11/2016. Đây là một trong những bước cuối của nhiệm vụ khắc phục hậu quả kéo dài suốt 30 năm và được kỳ vọng sẽ khép lại chương đen tối nhất trong lịch sử ngành công nghiệp hạt nhân thế giới.
Chuyen chua ke
Họ đã dành cả đời để khắc phục hậu quả vụ rò hạt nhân năm 1986. Một người bắt đầu trong nhóm tiên phong năm 1988, người còn lại tham gia chiến dịch từ năm 2000. Ảnh: Anton Skyba 
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bất ngờ phát nổ trong một cuộc kiểm tra định kỳ. Ngọn lửa bao trùm tổ máy suốt 9 ngày đẩy những cột khói phóng xạ lên ca. Ô nhiễm phóng xạ lan rộng khắp châu Âu tới tận vùng Scandinavia, với tâm thiệt hại ở Ukraine, Belarus và Nga.
Sau khi sự cố xảy ra, Hans Blix, Giám đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, lập tức bay tới Chernobyl. Ông Blix là một trong những quan chức ngoài Liên Xô đầu tiên được phép tiếp cận hiện trường.
"Khi đó, tôi không bao giờ tưởng tượng sẽ xây mái vòm thép khổng lồ này. Tôi tới đó bằng trực thăng và ý nghĩ ‘thảm kịch tồi tệ’ là điều duy nhất trong đầu tôi lúc ấy", ông nhớ lại.
Ngay khi thông báo về mức độ thảm hoạ trong buổi phát biểu tại Moscow, nhóm của Blix tập hợp chuyên gia bàn biện pháp khắc phục. Cùng lúc, chính quyền Liên Xô huy động nhân lực tới hiện trường. Trong 9 ngày, ít nhất 28 người chết vì nhiễm phóng xạ nặng.
Nhóm cứu trợ đầu tiên được triển khai là lính cứu hoả của thị trấn Ivano Frankivsk, cách Chernobyl 600 km. Ngoài khống chế đám cháy, lực lượng tiên phong còn ngưng hoạt động của lò phản ứng số 3 và 4; xây cấu trúc bê tông đầu tiên bao phủ tổ máy 4 nhằm khoá chặt hàng trăm tấn phóng xạ còn bên trong. Mái vòm đầu tiên mất tới 206 ngày để hoàn thành, với 400.000 m3 bê tông và 7.300 tấn kim loại làm khung.
"Chúng tôi chia thành ba ca, song mỗi lần chỉ tiếp cận khu vực trong 5-7 phút vì lý do an toàn. Sau khi xong việc, quần áo đều được bỏ đi", trưởng nhóm Yaroslav Melnik nói.
Khoảng một triệu đàn ông và phụ nữ được huy động để dọn dẹp hiện trường và xây kết cấu bảo vệ Chernobyl. Họ đã dùng trực thăng đổ hàng nghìn tấn cát, đất sét, chì và các chất khác để dập lửa và ngăn rò rỉ hạt nhân. Dưới mặt đất, công nhân đào đường hầm tiếp cận lõi tổ máy số 4 để bơm nitrogen hạ nhiệt bên trong.
Theo một số báo cáo, hàng nghìn người thiệt mạng trong và sau khi làm nhiệm vụ tại Chernobyl, phần lớn mắc bệnh do nhiễm phóng xạ.
Dù vậy, "cỗ quan tài" đầu tiên không tồn tại lâu như dự kiến vì được xây dựng vội vàng. Trước nguy cơ mái vòm cũ nát và đổ sập bất cứ lúc nào có thể dẫn tới thảm hoạ hạt nhân tồi tệ hơn, giải pháp dài hạn cần được thực hiện. Song cho khi Liên Xô tan rã năm 1991, các nỗ lực quốc tế đầu tiên mới được triển khai.
Chuyen chua ke
Mái vòm mới bao phủ cả lò phản ứng số 4 và cấu trúc bê tông do Liên Xô xây dựng. Ảnh: Novarka 
IAEA nhanh chóng lập dự án điều tra về các tổ máy hạt nhân tại Chernobyl. Ukraine bắt đầu mở cuộc thi tầm quốc tế tìm biện pháp cho Chernobyl.
Tổ hợp xây dựng Pháp đề xuất kế hoạch bao trùm lò phản ứng số 4 cùng cấu trúc vòm bê tông cũ bằng một kết cấu mới. Tuy nhiên, công trình này đòi hỏi loạt yêu cầu như kích thước khổng lồ, thời gian tồn tại ít nhất 100 năm và đảm bảo an toàn cho con người khi xây dựng. Do đó, việc xây dựng phải diễn ra bên ngoài, sau đó mới chuyển tới Chernobyl.
10 sau thảm hoạ, các bước đầu tiên của dự án được tiến hành. Tháng 6/1997, hội nghị G7 tại Denver, Mỹ thông qua phương án đầu tư 300 tỷ USD. Vài tháng sau, phó Tổng thống Mỹ Al Gorem, Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma và Giám đốc Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu gặp tại New York, chính thức chuyển giao gói tài chính nhằm khắc phục thảm hoạ Chernobyl.
Mức độ phóng xạ bên trong ước tính 10.000 röntgens/ giờ, vượt 20 lần mức an toàn.
Carlo Mancini, người đứng đầu nhóm 12 chuyên gia hạt nhân, nhấn mạnh bằng mọi giá phải giữ vững cấu trúc bê tông cũ, bởi sự sụp đổ khiến tình hình phức tạp.
Thiết kế vòm thép được chính phủ Ukraine phê duyệt năm 2004. Để hạn chế phơi nhiễm phóng xạ cho công nhân, cấu trúc khổng lồ được dựng cách địa điểm xảy ra sự cố 300 m.
BBC cho hay, các phần của vòm thép được sản xuất tại Italia, sau đó chuyển về Chernobyl bằng tàu biển và xe tải. 18 con tàu và 2.500 xe tải đã hoàn thiện quy trình này trong suốt 20 năm. Phần khung chính được dựng lên cuối năm 2014, 28 năm sau khi thảm hoạ xảy ra. Hai năm sau, các thành phần bên trong như hệ thống thông gió, cần cẩu điều khiển từ xa nhằm tháo dỡ cấu trúc bê tông bên trong và vô hiệu hoá lò phản ứng được lắp đặt xong.
Công trình khổng lồ với chiều dài 162 m, cao 108 m và trọng lượng hơn 35.000 tấn được đưa tới điểm cuối ngày 29/11/2016, đúng 30 năm và 7 tháng sau vụ nổ. Dự kiến công trình hoàn tất vào ngày 11/2017.
"Tôi rất hài lòng. Tôi phải nói rằng rất tự hào vì được tham gia dự án. Tôi đã đi tới cuối sự nghiệp của mình với trái ngọt này", Mancini nói.

Theo Lan Chi/Vietnammoi.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)