Những con sông lớn, từng mang lại sự sống, giờ đây lại đang cạn dần, đầy hệ sinh thái và người dân địa phương vào tình trạng kiệt quệ. (Nguồn ảnh: Bruno Kelly, Jorge Silva/ REUTERS)Nước trong các con sông của lưu vực Amazon đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, để lại hệ quả nghiêm trọng cho cư dân và môi trường xung quanh.Những dòng nước trong vắt, tươi mát từng nuôi dưỡng hàng nghìn loài sinh vật, giờ trở nên khan hiếm, đe dọa sự sống của nhiều loài và hệ sinh thái nhạy cảm. Các nhà nghiên cứu từ Cục Địa chất Brazil đã phát cảnh báo, khi nhiều nhánh sông lớn của Amazon đang dần biến mất.Các loài sinh vật dưới nước là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Vào mùa hạn hán năm ngoái, chỉ riêng tại hồ Tefé, hơn 100 con cá heo đã chết do thiếu nước.Đối với cư dân nơi đây, những dòng sông không chỉ là nguồn nước mà còn là phương tiện di chuyển và cung cấp tài nguyên chính. Nhưng khi những con thuyền không còn có thể lướt qua các con sông, cuộc sống của họ rơi vào bế tắc.Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi gần 100 khu vực địa phương đã không có một trận mưa nào trong hơn 150 ngày qua. Trung tâm Quốc gia về Giám sát và Cảnh báo Thiên tai đã công bố rằng đợt hạn hán lần này là một trong những đợt nghiêm trọng và lan rộng nhất từng được ghi nhận.Các dòng sông chính, vốn là huyết mạch quan trọng, đang khô cạn với tốc độ chóng mặt. Mực nước tại sông Madeira, một trong những nhánh lớn của Amazon, đã giảm xuống chỉ còn 48 cm, trong khi mức trung bình thông thường là 3,32 mét.Năm ngoái, hiện tượng El Niño đã khiến Amazon trải qua đợt hạn hán mạnh mẽ nhất trong ít nhất 45 năm qua. Dù hiện tượng này đã kết thúc, tình trạng khô hạn vẫn kéo dài đến năm nay. Các chuyên gia khẳng định đây là hệ quả rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu.Một nguyên nhân khác là nạn phá rừng không kiểm soát. Trong vòng 50 năm qua, Brazil đã mất đi khoảng 1/5 diện tích rừng nhiệt đới. Trước tình hình này, Tổng thống Brazil, ông Luiz Inácio Lula da Silva, đã cam kết sẽ chấm dứt hoàn toàn nạn phá rừng vào năm 2030.Nhưng liệu những biện pháp này có đủ để cứu lấy Amazon trước sự tàn phá của thời tiết và con người?Rừng Amazon không chỉ là nguồn sống của khu vực mà còn là di sản quý giá của toàn cầu. Từng ngày trôi qua, những dòng sông cạn kiệt đang nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của thiên nhiên và trách nhiệm lớn lao trong việc bảo vệ hành tinh này.
Những con sông lớn, từng mang lại sự sống, giờ đây lại đang cạn dần, đầy hệ sinh thái và người dân địa phương vào tình trạng kiệt quệ. (Nguồn ảnh: Bruno Kelly, Jorge Silva/ REUTERS)
Nước trong các con sông của lưu vực Amazon đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, để lại hệ quả nghiêm trọng cho cư dân và môi trường xung quanh.
Những dòng nước trong vắt, tươi mát từng nuôi dưỡng hàng nghìn loài sinh vật, giờ trở nên khan hiếm, đe dọa sự sống của nhiều loài và hệ sinh thái nhạy cảm. Các nhà nghiên cứu từ Cục Địa chất Brazil đã phát cảnh báo, khi nhiều nhánh sông lớn của Amazon đang dần biến mất.
Các loài sinh vật dưới nước là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Vào mùa hạn hán năm ngoái, chỉ riêng tại hồ Tefé, hơn 100 con cá heo đã chết do thiếu nước.
Đối với cư dân nơi đây, những dòng sông không chỉ là nguồn nước mà còn là phương tiện di chuyển và cung cấp tài nguyên chính. Nhưng khi những con thuyền không còn có thể lướt qua các con sông, cuộc sống của họ rơi vào bế tắc.
Tình hình ngày càng nghiêm trọng khi gần 100 khu vực địa phương đã không có một trận mưa nào trong hơn 150 ngày qua. Trung tâm Quốc gia về Giám sát và Cảnh báo Thiên tai đã công bố rằng đợt hạn hán lần này là một trong những đợt nghiêm trọng và lan rộng nhất từng được ghi nhận.
Các dòng sông chính, vốn là huyết mạch quan trọng, đang khô cạn với tốc độ chóng mặt. Mực nước tại sông Madeira, một trong những nhánh lớn của Amazon, đã giảm xuống chỉ còn 48 cm, trong khi mức trung bình thông thường là 3,32 mét.
Năm ngoái, hiện tượng El Niño đã khiến Amazon trải qua đợt hạn hán mạnh mẽ nhất trong ít nhất 45 năm qua. Dù hiện tượng này đã kết thúc, tình trạng khô hạn vẫn kéo dài đến năm nay. Các chuyên gia khẳng định đây là hệ quả rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Một nguyên nhân khác là nạn phá rừng không kiểm soát. Trong vòng 50 năm qua, Brazil đã mất đi khoảng 1/5 diện tích rừng nhiệt đới. Trước tình hình này, Tổng thống Brazil, ông Luiz Inácio Lula da Silva, đã cam kết sẽ chấm dứt hoàn toàn nạn phá rừng vào năm 2030.
Nhưng liệu những biện pháp này có đủ để cứu lấy Amazon trước sự tàn phá của thời tiết và con người?
Rừng Amazon không chỉ là nguồn sống của khu vực mà còn là di sản quý giá của toàn cầu. Từng ngày trôi qua, những dòng sông cạn kiệt đang nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của thiên nhiên và trách nhiệm lớn lao trong việc bảo vệ hành tinh này.