Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã mở các hầm trú bom để tránh nóng dành cho dân địa phương ở một số khu vực có nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Ảnh: VCG.Nhiệt độ bên trong một số hầm tránh nóng như vậy thấp hơn khoảng 10 độ C so với bên ngoài, khiến chúng trở thành địa điểm hấp dẫn để người dân đến nghỉ ngơi, chơi bóng bàn, chơi cờ, đọc sách... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.Tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, có 2 hầm tránh nóng đang hoạt động 12 giờ mỗi ngày cho đến tháng 9 năm nay. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.Trong khi đó, 6 hầm trú bom ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc đã được trang bị WiFi, đồ uống và thuốc chữa say nắng miễn phí cho người dân. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.Bên cạnh Vũ Hán và Hàng Châu, các hầm trú bom cũng được sử dụng làm nơi tránh nóng ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây), thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô)... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đã trải qua nắng nóng bất thường trong năm nay. Ảnh: Getty.Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh của nước này đã chứng kiến nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C trong những tuần gần đây, và lập kỷ lục mới kể từ năm 1961. Ảnh: Getty.Theo Insider, năm 2011, Trung Quốc có khoảng 40 hầm trú ẩn dưới lòng đất. Vào thời điểm đó, một số boong-ke đã mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Getty.Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, công trình hầm tránh bom được xây dựng rầm rộ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty.Về sau, để tránh lãng phí, nhằm cùng lúc đạt 3 mục đích “chuẩn bị chiến tranh, phục vụ kinh tế, xã hội”, các địa phương ở nước này đã chuyển đổi các hầm tránh bom này thành các hầm rượu, nhà hàng, hiệu sách hay nơi tránh nóng công cộng. Ảnh: Hangzhou. Những điểm tránh nóng này thường mở cửa từ 9h-17h, cũng có nơi đến 21-22h, nhiệt độ trong hầm thường duy trì ở mức 24 độ C-26 độ C. Ảnh: Getty.Một số hầm trú ẩn còn trang bị cả ti vi, lò vi sóng, wifi.., người dân có thể đến đây vừa tránh nóng, vừa nghỉ ngơi, chơi bài, xem ti vi, đọc sách hay lượt web. Ảnh: Getty.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã mở các hầm trú bom để tránh nóng dành cho dân địa phương ở một số khu vực có nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Ảnh: VCG.
Nhiệt độ bên trong một số hầm tránh nóng như vậy thấp hơn khoảng 10 độ C so với bên ngoài, khiến chúng trở thành địa điểm hấp dẫn để người dân đến nghỉ ngơi, chơi bóng bàn, chơi cờ, đọc sách... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, có 2 hầm tránh nóng đang hoạt động 12 giờ mỗi ngày cho đến tháng 9 năm nay. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Trong khi đó, 6 hầm trú bom ở thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc đã được trang bị WiFi, đồ uống và thuốc chữa say nắng miễn phí cho người dân. Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Bên cạnh Vũ Hán và Hàng Châu, các hầm trú bom cũng được sử dụng làm nơi tránh nóng ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây), thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô)... Ảnh: NURPHOTO/CONTRIBUTOR.
Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc đã trải qua nắng nóng bất thường trong năm nay. Ảnh: Getty.
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh của nước này đã chứng kiến nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C trong những tuần gần đây, và lập kỷ lục mới kể từ năm 1961. Ảnh: Getty.
Theo Insider, năm 2011, Trung Quốc có khoảng 40 hầm trú ẩn dưới lòng đất. Vào thời điểm đó, một số boong-ke đã mở cửa đón khách tham quan. Ảnh: Getty.
Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, công trình hầm tránh bom được xây dựng rầm rộ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Về sau, để tránh lãng phí, nhằm cùng lúc đạt 3 mục đích “chuẩn bị chiến tranh, phục vụ kinh tế, xã hội”, các địa phương ở nước này đã chuyển đổi các hầm tránh bom này thành các hầm rượu, nhà hàng, hiệu sách hay nơi tránh nóng công cộng. Ảnh: Hangzhou.
Những điểm tránh nóng này thường mở cửa từ 9h-17h, cũng có nơi đến 21-22h, nhiệt độ trong hầm thường duy trì ở mức 24 độ C-26 độ C. Ảnh: Getty.
Một số hầm trú ẩn còn trang bị cả ti vi, lò vi sóng, wifi.., người dân có thể đến đây vừa tránh nóng, vừa nghỉ ngơi, chơi bài, xem ti vi, đọc sách hay lượt web. Ảnh: Getty.