Ai giúp nước Nga “phản công” trong cuộc chiến tài chính với phương Tây?

Google News

"Báo chí nước ngoài nhận định, 'át chủ bài' giúp Moscow 'phản công' trong cuộc chiến tài chính này chính là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga", iFeng nêu.

Ít ngày sau khi giao tranh Nga - Ukraine nổ ra, một gói trừng phạt của phương Tây khiến đồng rúp Nga giảm xuống mức kỷ lục 121,5 rúp/USD, được coi là dấu hiệu cho "sự cô lập tài chính Nga". Tuy nhiên, đồng rúp của Nga, từng bị Tổng thống Mỹ Joe Biden coi là "giấy vụn", nay đã nhanh chóng "phục hồi", tăng vọt lên mức trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự, bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây tiếp tục "gia tăng".
Theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow, vào ngày 8/4 (giờ địa phương), lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái, tỷ giá đồng rúp Nga và đồng USD dưới 73 rúp/USD. Trong khi đó, tỷ giá với euro là dưới 79 rúp/euro kể từ tháng 6/2020.
Bước ngoặt của tất cả những điều này đến từ "con át chủ bài" - "Lệnh thanh toán bằng đồng rúp". Theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, rõ ràng là mặc dù chính phủ Nga và giới tài phiệt đã phải chịu các biện pháp trừng phạt nặng nề từ phương Tây. Tuy nhiên, miễn là phía bên kia tiếp tục tiêu thụ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, thì các biện pháp trừng phạt này về cơ bản "có mà như không". "Lệnh thanh toán bằng đồng rúp" đã biến "cuộc chiến năng lượng" thành "cuộc chiến tài chính", giúp Nga "lật ngược tình thế". Báo chí nước ngoài nhận định, "át chủ bài" giúp Moscow "phản công" trong cuộc chiến tài chính này chính là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina. 
Ai giup nuoc Nga “phan cong” trong cuoc chien tai chinh voi phuong Tay?
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina. Ảnh: Hongxing xinwen
Gần một thập kỷ qua, khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang, bà Nabiullina được coi là một trong những "chiến hữu" trung thành nhất của Tổng thống Putin và là nhân vật hàng đầu trong giới tài chính Nga. 
Năm 2014, đồng rúp của Nga giảm mạnh do các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau sự kiện ở Crimea. Ngoài ra, việc giá dầu quốc tế giảm mạnh khiến nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng. Trong hai năm sau đó, bà Nabiullina một tay xúc tiến việc thiết lập hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi của Nga, giảm bớt áp lực lên dự trữ ngoại hối, hạ tỷ lệ lạm phát xuống mức thấp nhất sau khi Liên Xô tan rã và thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế Nga. Có thể nói, bà Nabiullina đã giúp nền kinh tế Nga vượt qua biến động giá dầu và các lệnh trừng phạt từ Mỹ trong "thời khắc nguy hiểm nhất của Nga". 
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, các nước phương Tây bắt đầu áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga, bao gồm cả việc loại nhiều ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT. Tới ngày 28/2, Mỹ tiếp tục áp trừng phạt với Ngân hàng Trung ương Nga. Cú "liên hoàn cước" của phương Tây nhanh chóng kéo tỷ giá đồng rúp xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Người Nga hoảng sợ và đổ xô vào ngân hàng, cố gắng rút tiền ra trước khi đồng rúp tiếp tục rớt giá.
Lúc này, bà Nabiullina bắt đầu "tung chiêu phản đòn". Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện một loạt các biện pháp nhằm duy trì khả năng thanh toán, ngăn chặn các cuộc "tháo chạy" quy mô lớn của ngân hàng do đồng rúp suy sụp. Sau đó, đà giảm giá của đồng rúp tạm thời ổn định.
Tiếp theo, bà Nabiullina bắt đầu đối phó với lạm phát. Khi các biện pháp trừng phạt từ phương Tây ngăn cản việc Nga bán dự trữ ở nước ngoài để hỗ trợ đồng rúp, bà Nabiullina đưa ra hướng giải quyết khác, yêu cầu các xí nghiệp Nga phải chuyển đổi 80% ngoại tệ sang rúp. Ngoài ra, bà cũng công bố các biện pháp kiểm soát vốn để hạn chế thoát dòng vốn trong nước, bao gồm giới hạn đối với việc rút đô la Mỹ của người cư trú từ các tài khoản ngân hàng ngoại tệ cũng như hạn chế khách hàng nước ngoài rút một số ngoại tệ nhất định.
Ngày 23/3, khi lệnh trừng phạt của các nước phương Tây "gia tăng", bà Nabiullina tiếp tục "tung đòn sát thủ" - ràng buộc đồng rúp và năng lượng của Nga với nhau. Tổng thống Putin sau đó ký sắc lệnh yêu cầu người mua từ những quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. 
Các phân tích cho rằng động thái của Nga là "mũi tên trúng hai đích". Việc các nước châu Âu sử dụng đồng rúp để thanh toán hóa đơn năng lượng, không chỉ hỗ trợ tỷ giá đồng rúp, mà còn "dỡ bỏ một cách khách quan các lệnh trừng phạt của SWIFT đối với Nga".
Khi các biện pháp "đối phó" của Nga bắt đầu có hiệu lực, đồng rúp trở lại mạnh mẽ. Về vấn đề này, một quan chức ECB cho biết, ông không ngạc nhiên khi Nga có thể đáp trả hiệu quả các lệnh trừng phạt của phương Tây. "Nabiullina rất có năng lực, xung quanh bà cũng có rất nhiều cố vấn tài giỏi". 
Tuy vậy, chưa biết khi nào cuộc chiến tài chính này mới kết thúc và cả bà Nabiulina cũng như nền kinh tế Nga đều còn một chặng đường dài phía trước.
Nguyễn Nguyễn (Theo iFeng)

>> xem thêm

Bình luận(0)