1.000 người Mỹ bị bắn chết trong năm 2017

Google News

Năm 2017 là năm thứ 3 liên tiếp xảy ra những vụ thảm sát kinh hoàng bằng súng ở Mỹ. Thống kê từ tờ Chicago Tribune cho biết, gần 1.000 người đã bị bắn, giết trong các vụ đụng độ khác nhau, trong đó có 46 sĩ quan cảnh sát.

Các cơ sở dữ liệu do hãng Washingtonpost cung cấp cũng cho thấy, cảnh sát Mỹ đã phải nổ súng trong gần 1.000 trường hợp truy đuổi tội phạm hồi năm ngoái và làm ít nhất 987 người thiệt mạng (trong đó có 46 sĩ quan cảnh sát và nhiều tên tội phạm các loại).
Con số này so với năm 2016 đã tăng hơn 20 người. Còn năm 2015, toàn nước Mỹ xảy ra 2.945 ca tử vong vì bị bắn. Trong số này, số người là nam giới da màu bị sát hại khi không có gì để tự vệ cũng đã giảm đi rất nhiều. Năm 2017, con số này là 17 người trong khi vào năm 2016 thì có 19 người và năm 2015 là 36 người.
Geoff Alpert, một nhà tội phạm học tại Đại học Nam Carolina, người nghiên cứu việc sử dụng vũ lực ở Mỹ nói: "Những con số này cho thấy đây không phải là một xu hướng, nhưng là thước đo của những vụ bắn súng này. Chúng ta có thông tin về gần 3.000 vụ bắn súng, và chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm để cung cấp cho công chúng hiểu rõ hơn về vụ bắn giết đã xảy ra".
 Hiện trường một vụ nổ súng.
Chuck Wexler, Giám đốc điều hành của Diễn đàn nghiên cứu quản lý cảnh sát, một cơ quan nghiên cứu ở Washington nhận xét, sự kiểm soát ở tầm quốc gia về các vụ bắn súng trên đường phố và những vụ nổ súng của cảnh sát được bắt đầu làm chặt hơn sau khi một thanh niên da màu không vũ trang ở ngoại ô St. Louis bị một viên cảnh sát da trắng bắn chết vào tháng 8 năm 2014.
Cái chết của Michael Brown (18 tuổi) đã dấy lên một phong trào phản đối rộng khắp nước Mỹ cũng như tạo thành một làn sóng kiểm tra việc được phép nổ súng của các nhân viên cảnh sát.
Từ đó, các vụ tấn công ngược lại nhằm vào cảnh sát nước Mỹ cũng đã được công khai rõ ràng hơn. Chuck Wexler nói: "Sự chú ý của quốc gia về vấn đề này đã làm cho các sĩ quan thận trọng hơn trong các tình huống không vũ trang. Và điều này cũng tạo nên nguy hiểm hơn cho các sĩ quan cảnh sát khi đối phó với các loại tội phạm khác.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, nam giới da đen chiếm 22% trong tổng số người bị bắn chết vào năm 2017, nhưng họ chiếm 6% tổng dân số. Những người đàn ông da trắng chiếm tới 44% tổng số vụ cảnh sát gây tử vong và nam giới gốc Tây Ban Nha chiếm 18%. Và trong những vụ việc này, có nhiều sĩ quan cảnh sát cũng bị thiệt mạng".
Cũng theo ông Chuck Wexler thì một trong những lý do khiến các vụ xả súng vẫn tiếp diễn là tư tưởng Hồi giáo cực đoan và cả sự phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ. Những người đàn ông da trắng có tư tưởng cực đoan luôn tạo nên áp lực và dồn những người da màu vào chân tường để rồi sau đó họ lại trở thành nạn nhân của các vụ trả thù.
Trong năm 2017, số người bị thiệt mạng trong những vụ này là 330 (với người da trắng) và 160 (với người da màu). 236 người trong số này đã bị bắn và trước khi bị sát hại, họ đã trải qua một quá trình đau khổ về tinh thần.
 
 Nhiều cảnh sát trở thành nạn nhân khi thi hành công vụ.
Ron Honberg, cố vấn chính sách cấp cao của Ủy ban quốc gia về bệnh tâm thần cho biết: "Có rất nhiều cuộc gọi đến số 911 để báo về các trường hợp khẩn cấp mang tính chất mắc bệnh tâm thần. Những người đó phần lớn bị khủng hoảng tinh thần và chúng tôi đã phải gửi đến những nhóm cảnh sát chăm sóc đặc biệt. Cá biệt có trường hợp là Jason Pero, 14 tuổi, thành viên của ban nhạc Bad River. Jason gọi 911 để báo cáo một người đàn ông với một con dao đang tấn công anh ta. Nhưng khi cảnh sát đến thì chính Jason là người cầm dao và nhất quyết lao thẳng vào cảnh sát trưởng. Cảnh sát đã phải nổ súng để ngăn chặn cuộc tấn công này".
Một nguồn tin khác từ Sở Cảnh sát Los Angeles cho biết, năm ngoái, số người bị cảnh sát sở này bắn chết trong những tình huống tương tự như vụ của Jason là 15 người.
Để trang bị cho cảnh sát kỹ năng tốt hơn nhằm đối phó với những tình huống bị tấn công, Sở Cảnh sát Los Angles đã mở các lớp, khóa đào tạo cho sĩ quan cảnh sát; giúp họ cách nhận định tình huống chính xác hơn với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý của FBI và CIA.
Theo Chi Anh/CSTC

>> xem thêm

Bình luận(0)