Tạp chí
Jane's Defence Weekly cho biết, đến đầu năm 2014, công trình xây dựng nhân tạo duy nhất ở bãi Gạc Ma thuộc Quần đảo
Trường Sa của
Việt Nam mà Trung Quốc trái phép thực hiện chỉ là một sàn bê tông nhỏ. Trên sàn bê tông đó, đã có một cơ sở thông tin liên lạc, một đơn vị đồn trú và bến tàu hiện lên.
Tuy nhiên, thông qua hình ảnh vệ tinh mới đây thì sàn bê tông đó đã được xây bao quanh bởi một hòn đảo nhân tạo rộng xấp xỉ 400 mét tại hai điểm cách nhau xa nhất với diện tích khoảng 100.000 m2.
|
Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Gạc Ma đã bị Trung Quốc ngang ngược mở rộng trái phép biến thành đảo nhân tạo.
|
Ngoài ra, các công nhân của Trung Quốc còn xây hẳn một đoạn đê biển kiên cố bao quanh đảo, một bến cảng cơ động và một cầu tàu ở phía tây bắc đảo này. Trong khi đó, các khối móng được cho là để xây một tòa nhà lớn xuất hiện ở đằng tây nam.
Tờ Khán Hòa bình luận trước đó, “hòn đảo nhân tạo này” sẽ không chỉ tăng cường cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông mà còn giúp họ theo dõi “nhất cử nhất động” của Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển này.
Bãi Gạc Ma không phải là công trường xây dựng duy nhất của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa này. Các hình ảnh ghi ngày 13/9 và được các phương tiện truyền thông công bố chỉ ra, một công trình xây dựng tương tự ở bãi Châu Viên với các nhà máy khử mùi, cần trục, máy khoan và các đống vật liệu xây dựng.
Dữ liệu theo dõi của con tàu AISLive do tạp chí quốc phòng Jane's công bố vào tháng 6/2014 cho thấy, tàu nạo vét Ting Jing Hao (chuyên phụ trách công tác cải tạo đất của Trung Quốc ở Trường Sa) đã tới bãi Châu Viên 3 lần kể từ tháng 9/2013.