Ngày 9/6, hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong. Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này.Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc.Đám đông người biểu tình cố tìm cách xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném gạch đá, đồ vật vào cảnh sát chống bạo động, trong khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để trấn áp.Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung đã tuyên bố cuộc biểu tình bạo lực chiều 12/6 là "tình huống bạo động". Sau cuộc đụng độ, cảnh sát Hong Kong đã đẩy lui được đám đông và thiết lập hàng rào an ninh tại khu vực phía trước tòa nhà Hội đồng Lập pháp.Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khi đó thừa nhận rằng dự luật dẫn độ hiện thời đang gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này.Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 16/6 nhằm yêu cầu bà Lâm phải xin lỗi và từ chức. Trưởng đặc khu Hong Kong đã phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối cùng ngày.Việc thảo luận về dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vô thời hạn. Tuy nhiên, người biểu tình muốn dự luật chính thức được rút lại và kêu gọi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức.Ngày 1/7, hàng trăm nghìn người tiếp tục tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong, đúng dịp lễ kỷ niệm 22 năm ngày Hong Kong được trao trả về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2019). Những người biểu tình quá khích sau tìm cách phá cửa kính, tràn vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong.Đến ngày 7/7, đông đảo người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã xuống đường tuần hành ôn hòa từ khu Tiêm Sa Chủy, địa điểm mua sắm và du lịch nổi tiếng, tới Tây Cửu Long - trạm tàu cao tốc nối liền Hong Kong với Trung Quốc đại lục.Theo Reuters, ngoài mục đích kêu gọi chính quyền Hong Kong xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, những người tham gia cuộc tuần hành này còn muốn gửi "thông điệp" đến các du khách Trung Quốc.Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/7, Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ sang Trung Quốc "đã chết" và bà không có kế hoạch khởi động lại quá trình lập pháp đối với dự luật này.Tuyên bố của bà Lâm có thể được coi là chiến thắng đối với những người phản đối dự luật, nhưng hiện chưa rõ dự luật này sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn hay không. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)
Ngày 9/6, hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ khi Hong Kong được Anh trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) khẳng định dự luật là cần thiết để xóa bỏ "lỗ hổng pháp lý tồn tại từ lâu", chấm dứt tình trạng tội phạm bị truy nã từ đại lục đến "trú ẩn" ở Hong Kong. Tuy nhiên, những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng, nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Trung Quốc đại lục gia tăng kiểm soát hệ thống pháp lý của Hong Kong, làm suy yếu hệ thống luật pháp tại đặc khu hành chính này.
Đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc.
Đám đông người biểu tình cố tìm cách xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném gạch đá, đồ vật vào cảnh sát chống bạo động, trong khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để trấn áp.
Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung đã tuyên bố cuộc biểu tình bạo lực chiều 12/6 là "tình huống bạo động". Sau cuộc đụng độ, cảnh sát Hong Kong đã đẩy lui được đám đông và thiết lập hàng rào an ninh tại khu vực phía trước tòa nhà Hội đồng Lập pháp.
Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga khi đó thừa nhận rằng dự luật dẫn độ hiện thời đang gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này.
Ngày 15/6, trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 16/6 nhằm yêu cầu bà Lâm phải xin lỗi và từ chức. Trưởng đặc khu Hong Kong đã phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối cùng ngày.
Việc thảo luận về dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vô thời hạn. Tuy nhiên, người biểu tình muốn dự luật chính thức được rút lại và kêu gọi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức.
Ngày 1/7, hàng trăm nghìn người tiếp tục tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong, đúng dịp lễ kỷ niệm 22 năm ngày Hong Kong được trao trả về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2019). Những người biểu tình quá khích sau tìm cách phá cửa kính, tràn vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong.
Đến ngày 7/7, đông đảo người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã xuống đường tuần hành ôn hòa từ khu Tiêm Sa Chủy, địa điểm mua sắm và du lịch nổi tiếng, tới Tây Cửu Long - trạm tàu cao tốc nối liền Hong Kong với Trung Quốc đại lục.
Theo Reuters, ngoài mục đích kêu gọi chính quyền Hong Kong xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, những người tham gia cuộc tuần hành này còn muốn gửi "thông điệp" đến các du khách Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/7, Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ sang Trung Quốc "đã chết" và bà không có kế hoạch khởi động lại quá trình lập pháp đối với dự luật này.
Tuyên bố của bà Lâm có thể được coi là chiến thắng đối với những người phản đối dự luật, nhưng hiện chưa rõ dự luật này sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn hay không.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: CBSN)