Cuộc họp diễn ra ở Berlin ngày 17/8 bao gồm bốn bên Nga, Đức, Pháp và Ukraine để giải quyết khủng hoảng Ukraine. Đây đã là cuộc gặp thứ hai trong thành phần này, cuộc gặp trước đã diễn ra ngày 02/7 cũng ở Berlin.
Ngày 2/7, sau hai giờ đàm phán đã đưa ra được tuyên bố chung, theo đó các bên đã khẳng định cam kết đạt tới hòa bình ở Ukraine. Theo các nhà ngoại giao cấp cao, có thể đạt được giải pháp thông qua hoạt động của nhóm tiếp xúc bao gồm đại diện của Kiev, miền Đông Ukraine, Nga và OSCE. Dù đã đạt được thỏa thuận khôi phục lại đối thoại trong thành phần như vậy mấy ngày sau đàm phán ở Berlin, mãi đến 31/7 mới tiến hành tư vấn được.
|
Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov |
Tuy nhiên từ đó tình hình ở Donbass chỉ trở nên căng thẳng hơn. Chính quyền mới của Ukraine tích cực tiến hành chiến dịch đặc biệt được khởi đầu từ giữa tháng Tư ở Đông Nam đất nước, sử dụng pháo hạng nặng và tăng thiết giáp. Kiev gọi chiến dịch này là “chống khủng bố”, Moscow– càn quét. Nó đã gây ra nhiều thương vong cho cả hai phía, kể cả cho dân thường. Và số người chết và bị hại tiếp tục tăng lên.
Do tình hình nhân đạo đã hình thành, Nga đã đưa ra đề nghị tại Hội đồng Bảo an LHQ cử phái bộ quốc tế mang hàng cứu trợ nhân đạo Nga đến miền Đông Ukraine dưới danh nghĩa Chữ thập Đỏ và có các đại diện của tổ chức này đi cùng. Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế đã hoan nghênh đề nghị của Liên bang Nga. Theo Lavrov, việc giúp đỡ nhân đạo đã được thỏa thuận với Kiev và MKKK. Ngày 12/8 đoàn xe gồm 280 chiếc “KamAZ” chở 2 nghìn tấn hàng nhân đạo cho dân bị nạn Đông– Nam Ukraine– trước hết cho các tỉnh Donetsk và Lugansk đã xuất phát từ tỉnh Moscow.
Song đoàn hộ tống nhân đạo càng đến gần biên giới Nga– Ukraine, Kiev càng đưa ra những câu hỏi mới về hàng trên các xe tải, đã có những tuyên bố là chính quyền sẽ không cho phép hộ tống đi qua. Như phó giám đốc vụ thông tin và báo chí bộ Ngoại giao Liên bang Nga Mariya Zakharova đã thông báo cho RIA Novosti, việc chuẩn bị chở hàng nhân đạo Nga được tiến hành với sự hợp tác chặt chẽ với phía Ukraine và MKKK. Liên bang Nga đã chuyển cho Ukraine danh mục chi tiết hàng hóa, hiện “đang xác minh”.
Trước đàm phán ở Berlin Ukraine vẫn từ chối công nhận hàng hóa Nga là cứu trợ nhân đạo. Cán bộ của phòng quan hệ với dư luận xã hội của MKKK Galina Balzamova tuyên bố: “Đang có đàm phán ba bên. Ở thời điểm này cần nhận được sự đồng ý của Ukraine rằng hàng hóa này là cứu trợ nhân đạo. Hiện vẫn chưa có sự đồng ý như vậy”. Trong khi đó Ukraine đã cử biên phòng của mình cùng với các đại diện của OSCE sang cửa khẩu Nga để xem xét hàng nhân đạo.
Yêu cầu chủ yếu của Nga và Chữ thập Đỏ quốc tế vẫn là đảm bảo an ninh cho áp tải nhân đạo, nhân viên đoàn xe Nga, lái xe và đại diện của MKKK. Chữ thập Đỏ quốc tế, theo thông lệ quốc tế, không sử dụng người đi cùng có vũ trang hoặc hộ tống nào đó. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga RF cũng cho rằng cần ngừng bắn tại khu vực trong thời gian tiến hành hoạt động cứu trợ nhân đạo.