Ủy ban trên đã thực hiện buổi làm việc này sau khi tờ Komsomolskaya Pravda đăng tải câu chuyện vào ngày 17/7 định mệnh do nhân chứng đó kể lên mặt báo. Nhân chứng này đã tự nguyện rời bỏ quân đội Ukraine và đào tẩu sang Liên bang Nga.
|
Các nhân viên Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine có mặt tại hiện trường máy bay rơi ngày 17/7. |
Theo đó, trong buổi làm việc với nhân chứng này, các chuyên Nga đã sử dụng một máy nói dối để kiểm chứng xem liệu anh ta bịa đặt điều gì hay không.
“Các sự thật do người nhân chứng đó khai ra là khá rõ ràng và không mâu thuẫn gì cả. Các nhà điều tra coi các lời khai đó là trung thức. Các lời khai của anh ta đã được củng cố bằng một buổi kiểm tra nói dối”, ông Markin cho biết.
Vị này tiếp lời mình: “Theo lời khai, nhân chứng dã trông thấy máy bay chiến đấu trang bị tên lửa không đối không R-60 của Quân đội Ukraine do Đại tá Voloshin lái. Người nhân chứng đó còn nói thêm rằng, với các nhiệm vụ oanh kích thông thường thì Không quân Ukraine không cần phải trang bị loại vũ khí như vậy bởi vì ly khai không có chiến đấu cơ”.
Vị phát ngôn viên nói kể tiếp rằng, IC sẽ tiếp tục thu thập và phân tích chứng cứ liên quan tới vụ rơi chiếc Boeing đó. Họ sẽ chia sẻ thông tin này cho ủy ban điều tra quốc tế do Hà Lan dẫn đầu “nếu họ thực sự quan tâm tới sự thật”.
Cũng ngày 24/12, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã xác nhận, Đại tá Voloshin là một phi công trong lực lượng vũ trang nước họ. Tuy nhiên, SBU khẳng định, phi công Voloshin không thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào vào ngày 17/7 đó.
“Thực sự, việc Ukraine thừa nhận sự tồn tại của người phi công Voloshin đã là một thành tích lớn lao rồi”, ông Markin nói.
Vào thời điểm ngay sau vụ thảm kịch rơi máy bay MH17, Bộ Quốc phòng Nga đã công khai bản dữ liệu theo dõi rada, qua đó cho thấy một chiến đấu cơ quân đội Ukraine mang theo tên lửa không đối không đã bắn hạ chuyên cơ dân dụng của hãng hàng không Malaysia Airines.
Sau đây là đoạn băng video của kênh truyền hình RT ghi lại buổi trò chuyện của nhân chứng vụ MH17 với các chuyên gia: