Tin này do Giám đốc Trung tâm giảm nhẹ rủi ro hạt nhân Sergei Ryzhkov thông báo, sẽ được thực hiện bởi máy bay Thụy Điển SAAB-340 trong khoảng thời gian từ ngày 17-21/3.
Theo ông Ryzhkov, trong chuyến bay đã được lên hành trình trước này, các chuyên gia Nga và Belarus sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuyển điều hành bay và việc sử dụng các thiết bị giám sát theo quy định của Hiệp ước.
|
Ảnh minh họa.
|
Chiếc SAAB-340 không lắp đặt bất cứ loại vũ khí nào. Ngoài ra, máy bay và các thiết bị gắn trên dó đều đã trải qua sự kiểm tra của các chuyên gia quân sự quốc tế, trong đó có cả Nga.
Vào năm 1992, 34 quốc gia đã cùng nhau ký vào bản Hiệp ước Bầu trời mở. Mục đích chính của hiệp ước hướng tới: sự phát triển minh bạch trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, mở rộng các cơ hội đối với công tác phòng chống khủng hoảng và giải quyết các tình huống khẩn cấp trong Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và tổ chức quốc tế khác. Nga chính thức phê chuẩn hiệp ước này vào 1/5/2001.
Chuyến bay khảo sát xảy ra trong bối cảnh phương Tây và Nga đang tranh cãi gay gắt xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine. Chưa kể, ngày 16/3, nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để quyết định số phận tương lai: sáp nhập vào Nga hay ở lại Ukraine với quyền tự chủ mở rộng.