Liên quan tới lý do tại sao MH17 lại di chuyển qua lãnh thổ Ukraine, có suy đoán cho rằng, có thể máy bay Malaysia này bay qua khu vực chiến sự của Ukraine là để tiết kiệm nhiên liệu. Đầu tiên, theo Hiệp hội vận tải Quốc tế, máy bay này đã đi qua không phận không bị hạn chế. Các hãng hàng không cũng đã được cảnh báo về các sự nguy hiểm tiềm tàng khi đi qua vùng này. Tuy nhiên, nhiều hãng vẫn di chuyển qua tuyến đường này bởi vì nó ngắn hơn, do đó chi phí cũng rẻ hơn.
|
Xác của máy bay Malaysia MH17 xấu số ở hiện trường vụ việc.
|
Thông tin trên được Giáo sư về an ninh hàng không ở Đại học Conventry, ông Norman Shanks tiết lộ. “Hãng Malaysia Airlines, cùng giống như một số hãng khác, tiếp tục di chuyển theo tuyến đường này bởi vì lộ trình ngắn hơn, do đó tiết kiệm nhiên liệu và chi phí ít tốn tiền hơn”.
Người ta tin rằng, các phi công của Malaysia Airlines đã bỏ qua cảnh báo về việc tránh đi qua không phận của Ukraine. Điều này được hiểu là, máy bay gặp nạn sử dụng lối đi này là để tiết kiệm nhiên liệu bởi lẽ nếu di chuyển theo hướng bắc hay nam, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Lý giải về nguyên nhân dẫn tới vụ việc đau thương của máy bay Malaysia số hiệu MH17, theo hãng tin AP, nhân viên của Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashenko đã đăng tải trên Facebook của mình rằng, máy bay này đang bay ở độ cao 10.000 mét và bị bắn rơi bởi hệ thống tên lửa Buk.
Trước đó, vào sáng sớm ngày 17/7, một hệ thống tương tự đã được các phóng viên của AP nhìn thấy gần thị trấn miền đông Snizhne. Ông này cáo buộc các tay súng ly khai miền đông do Nga hậu thuẫn đã bắn rơi máy bay. Tuy nhiên, phía Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng khẳng định, tự vệ của họ không có hệ thống phòng không nào có thể vươn tới độ cao hơn 10 Km.
Chuyên gia quân sự Justin Bronk thuộc Học viện Hoàng gia Anh cho biết, loại tên lửa duy nhất có khả năng bắn trúng mục tiêu là các máy bay dân sự chở khách có thể được một ai đó ủng hộ quân ly khai miền đông Ukraine cung cấp.
“Hệ thống phòng không vác vai mà đã được phân phát rộng rãi cho các phần tử ly khai không thể bắn được máy bay ở độ cao 10km. Ngay cả hệ thống phòng không vác vai tiên tiến nhất của Nga cũng chỉ có thể bắn mục tiêu trong tầm 6-7,6km mà thôi. Hệ thống tên lửa phòng không Buk (NATO định danh là SA-11) về cơ bản thì bệ phóng tên lửa đặt trên xe bánh xích lắp 4 đạn tên lửa. Ngoài ra còn có các đài radar dẫn bắn đặt trên xe xích bố trí quanh đó", ông nói.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là suy đoán, chứ chưa có các bằng chứng xác thực về việc này, Tính cho tới thời điểm này, nguyên nhân của vụ việc vẫn chưa được làm rõ.