Đó là thông tin nổi bật mà Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Ignasius Jonan đã báo cáo trong buổi làm việc với Quốc hội diễn ra ngày 20/1. Theo đó, Bộ trưởng Jonan nói rằng, dữ liệu radar cho thấy, chuyên cơ A320 bay lên cao với tốc độ 6.000 feet/phút (1.828 mét/phút) trước khi nó biến mất vào ngày 28/12/2014.
|
Ảnh minh họa.
|
"Kiểu bay vọt lên cao như vậy là không bình thường.
Đó là trường hợp hiếm gặp đối với các máy bay thương mại dân dụng. Thông thường, trong vòng 1 phút, máy bay dân dụng tăng độ cao từ 1.000 feet/phút (304 mét/phút) lên 2.000 feet/phút (608 mét/phút) mà thôi. C
hỉ có máy bay chiến đấu mới có thể làm được", Bộ trưởng Jonan nói. Ông nói thêm rằng, máy bay sau đó lao xuống biển và biến mất khỏi radar. Tuy nhiên, ông không nói nguyên do máy bay Air Asia leo vọt lên cao với tốc độ nhanh như vậy.
Trong cuộc đối thoại cuối cùng với các kiểm soát viên không lưu, các phi công chuyến bay QZ8501 đã yêu cầu được tăng độ cao từ 32.000 feet (9.753 mét) lên 38.000 feet (11.582 mét) để tránh các đám mây giông bão. Tuy nhiên, họ đã bị từ chối bởi vì lúc đó có một máy bay khác đang bay ở độ cao mà QZ8501 xin phép (tức 38.000 feet). 4 phút sau đó, máy bay biến mất. Không một tín hiệu khẩn cấp nào được phát ra.
Trước đó, đại diện quan chức ngành giao thông vận tải Indonesia cho biết, các nhà điều tra đã
loại bỏ khả năng máy bay Air Asia gặp nạn do tấn công khủng bố.