Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 7/7, đông đảo người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã xuống đường tuần hành ôn hòa từ khu Tiêm Sa Chủy, địa điểm mua sắm và du lịch nổi tiếng, tới Tây Cửu Long - trạm tàu cao tốc nối liền Hong Kong với Trung Quốc đại lục. (Nguồn ảnh: Reuters)Các nhà tổ chức biểu tình cho biết, 230 nghìn người đã tham gia vào cuộc tuần hành hôm 7/7. Tuy nhiên, cảnh sát Hong Kong ước tính con số này chỉ khoảng 56 nghìn người lúc đỉnh điểm.Đây là cuộc tuần hành lớn đầu tiên kể từ hôm 1/7, khi hàng trăm người biểu tình quá khích bao vây và xông vào đập phá bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong.Cuộc tuần hành ngày 7/7 diễn ra trong không khí ôn hòa.Theo Reuters, ngoài mục đích kêu gọi chính quyền Hong Kong xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, những người tham gia cuộc tuần hành này còn muốn gửi "thông điệp" đến các du khách Trung Quốc.Những người biểu tình cho hay, cuộc tuần hành sẽ giúp du khách từ đại lục hiểu rõ hơn, nắm thêm thông tin về tình hình ở Hong Kong và vì sao họ lại kiên quyết phản đối dự luật dẫn độ.Vào buổi tối, hàng trăm người biểu tình đã tập trung lại và tuần hành trên một con phố đông đúc về phía khu Mong Kok đông dân, khiến giao thông ùn tắc.Được biết, một số tuyến đường đã bị đóng cửa khi cuộc tuần hành diễn ra.Lực lượng cảnh sát Hong Kong cũng đã được triển khai để giải tán đám đông người biểu tình. Một số người đã bị bắt giữ sau đó.Trước đó, ngày 1/7, hàng trăm nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong, đúng dịp lễ kỷ niệm 22 năm ngày Hong Kong được trao trả về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2019).Những người biểu tình đã xông vào đập phá bên trong tòa nhà lập pháp Hong Kong. Nữ đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tuyên bố những người tham gia vụ phá hoại hôm 1/7 sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.Trước sức ép của người biểu tình, việc thảo luận về dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vô thời hạn. Tuy nhiên, người biểu tình muốn dự luật chính thức được rút lại và kêu gọi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 7/7, đông đảo người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đã xuống đường tuần hành ôn hòa từ khu Tiêm Sa Chủy, địa điểm mua sắm và du lịch nổi tiếng, tới Tây Cửu Long - trạm tàu cao tốc nối liền Hong Kong với Trung Quốc đại lục. (Nguồn ảnh: Reuters)
Các nhà tổ chức biểu tình cho biết, 230 nghìn người đã tham gia vào cuộc tuần hành hôm 7/7. Tuy nhiên, cảnh sát Hong Kong ước tính con số này chỉ khoảng 56 nghìn người lúc đỉnh điểm.
Đây là cuộc tuần hành lớn đầu tiên kể từ hôm 1/7, khi hàng trăm người biểu tình quá khích bao vây và xông vào đập phá bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong.
Cuộc tuần hành ngày 7/7 diễn ra trong không khí ôn hòa.
Theo Reuters, ngoài mục đích kêu gọi chính quyền Hong Kong xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, những người tham gia cuộc tuần hành này còn muốn gửi "thông điệp" đến các du khách Trung Quốc.
Những người biểu tình cho hay, cuộc tuần hành sẽ giúp du khách từ đại lục hiểu rõ hơn, nắm thêm thông tin về tình hình ở Hong Kong và vì sao họ lại kiên quyết phản đối dự luật dẫn độ.
Vào buổi tối, hàng trăm người biểu tình đã tập trung lại và tuần hành trên một con phố đông đúc về phía khu Mong Kok đông dân, khiến giao thông ùn tắc.
Được biết, một số tuyến đường đã bị đóng cửa khi cuộc tuần hành diễn ra.
Lực lượng cảnh sát Hong Kong cũng đã được triển khai để giải tán đám đông người biểu tình. Một số người đã bị bắt giữ sau đó.
Trước đó, ngày 1/7, hàng trăm nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong, đúng dịp lễ kỷ niệm 22 năm ngày Hong Kong được trao trả về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2019).
Những người biểu tình đã xông vào đập phá bên trong tòa nhà lập pháp Hong Kong. Nữ đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tuyên bố những người tham gia vụ phá hoại hôm 1/7 sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.
Trước sức ép của người biểu tình, việc thảo luận về dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vô thời hạn. Tuy nhiên, người biểu tình muốn dự luật chính thức được rút lại và kêu gọi nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)