Nếu xét tuổi lần đầu kết hôn của nữ là 22-26 tuổi, nam là 24-28 tuổi thì từ năm 2014, dân số nam ở độ tuổi 22-24 nhanh chóng vượt qua số nữ ở độ tuổi 22-26. Tỉ lệ này đến năm 2018 sẽ vượt qua 126%, càng khiến nhiều người lo ngại “nguy cơ đàn ông độc thân” bùng nổ trong năm nay.
Theo giáo sư Tạ, không còn cách nào khác là chấp nhận hôn nhân đồng tính, những người đàn ông nghèo có thể cùng "dùng chung vợ" và “nhập khẩu” vợ từ các nước láng giềng. Tuy nhiên, giáo sư cho rằng “nhập khẩu cô dâu thực ra chỉ chuyển mâu thuẫn ra bên ngoài mà không giải quyết được vấn đề”.
|
Giáo sư Tạ Tác Thi. Ảnh: SCIENCENET.CN |
Kết quả là ông này nhận về không ít lời chỉ trích thậm tệ. Các nhà tranh đấu vì nữ quyền, cư dân mạng phản đối kịch liệt vì cho rằng đề xuất của ông không công bằng, trái đạo đức và xúc phạm phẩm giá phụ nữ. Một nhà giáo ở Bắc Kinh nói: “Ông giáo sư này xem phụ nữ như món hàng hoặc một tài sản mà người chồng có thể chia sẻ hoặc mang đi cho thuê. Tôi ngạc nhiên vì sự táo bạo của ông ấy khi công khai nói ra những điều như vậy”.
|
Năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 đến 40 triệu người đàn ông độc thân. Ảnh: SOUTHCN.COM |
Tuy nhiên, ông Tạ phản bác: “Nếu chúng ta cứ ôm khư khư nguyên tắc đạo đức một vợ một chồng, chúng ta làm cho 30 triệu đàn ông phải chịu tình cảnh không vợ không con”. Không ngừng ở đó, ông này còn vẽ ra viễn cảnh những người đàn ông không còn chút hy vọng nào trong chuyện gia đình có thể lang thang đây đó hãm hiếp, giết hại, thậm chí chế tạo bom...
Theo giáo sư Tạ, hầu hết những người đàn ông ế vợ là những người có thu nhập thấp. Với ông này, việc lấy chung một người vợ không chỉ giải quyết chuyện ế ẩm của cánh đàn ông độc thân mà còn giảm bớt được chi phí sinh hoạt gia đình.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết vào năm 2020, sẽ có khoảng 30 đến 40 triệu người đàn ông độc thân ở Trung Quốc vì không thể kiếm được vợ do thiếu hụt nữ giới bắt nguồn từ chính sách một con của nước này.