Điều ít biết về người cứu sống binh sỹ Triều Tiên đào tẩu

Google News

Người cứu sống binh sỹ Triều Tiên liều lĩnh đào tẩu qua biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc được truyền thông địa phương gọi là "bác sỹ kì diệu".

Theo ABC News, binh sỹ đào tẩu Oh Chong-song bị đồng đội bắn khi bỏ trốn qua biên giới hồi tháng 11/2017. Sau đó, Oh được các binh sỹ Hàn Quốc chuyển lên trực thăng đến điều trị tại Trung tâm Chấn thương Ajou, cách thủ đô Seoul vài trăm km trong tình trạng nguy kịch.
Mất máu nghiêm trọng, nội tạng bị tổn thương, kí sinh trùng dài 25 cm trong đường ruột, tại đây binh sỹ Triều Tiên được bác sỹ Lee Cook-jong cứu sống – người được truyền thông địa phương gọi là “bác sỹ kì diệu”.
 Bác sĩ Lee Cook-jong, một trong những người điều trị cho binh sỹ Triều Tiên đào tẩu tháng 11/2017. (Ảnh: ABC News)
Trước đó, bác sỹ Lee Cook-jong từng nổi tiếng sau khi cứu thuyền trưởng của một con tàu bị hải tặc Somali bắt cóc tại vịnh Aden, năm 2011.
Câu chuyện hết mình cứu sống bệnh nhân của vị bác sỹ 49 tuổi tại trung tâm chấn thương bệnh viện đại học Ajou, Suwon, Hàn Quốc trở nên nổi tiếng trên toàn quốc và truyền cảm hứng cho hàng loạt phim truyền hình y học của nước này.
Ngày binh sỹ Triều Tiên đào tẩu được đưa đến trung tâm cấp cứu của bác sỹ Lee, tình cờ một đồng nghiệp người Mỹ của ông cũng đang ở trong thị trấn. Giáo sư Raul nhanh chóng tham gia giúp sức khi nhận được thông tin về một bệnh nhân khẩn cấp.
Phải mất một thời gian hai người mới biết thanh niên trẻ mình đang điều trị là binh sỹ Triều Tiên.
Sau này, kể cả khi giữa bác sỹ Lee và binh sỹ Oh trở nên thân thiết, các công tác an ninh vẫn rất nghiêm ngặt. Oh được bảo vệ liên tục, còn bác sỹ Lee phải trải qua nhiều lớp kiểm tra mỗi lần đến thăm bệnh.
Một trong số y tá của bác sỹ Lee cho biết, ông là người im lặng, ít cười, nhưng khi gặp bệnh nhân nguy kịch cần điều trị, ông trở thành thủ lĩnh nhiệt huyết và sắc sảo.
Bác sỹ Lee chia sẻ: "Tôi có nhiều kí ức đau buồn. Tôi cảm thấy ám ảnh mỗi khi nghĩ về hàng trăm bệnh nhân mà đội tôi cố gắng cứu sống nhưng không được. Tôi nợ họ. Tôi không có nhiều thứ để cười".
Bố của bác sỹ Lee là một cựu binh từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, bị mất một mắt và bị thương ở cánh tay. Gia đình ông từng phải chiến đấu với cái nghèo và sự phân biệt đối với người khuyết tật.
Theo VTC News

>> xem thêm

Bình luận(0)