Bức ảnh chụp Đá Chữ Thập nằm ở phía tây của quần đảo Trường Sa cho thấy tàu hút bùn đã biến rạn san hô thành một hòn đảo dài trên 3 km.Bức ảnh được chụp ngày 11/4 này cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng dài tới 3,1 km ở Đá Chữ Thập, đủ dài để cho phép máy bay quân sự của Trung Quốc hạ cánh và cất cánh.Bức ảnh chụp cuối tháng 11/2014 cho thấy công việc xây dựng trên Đá Chữ Thập. Trước đó, Trung Quốc đã có ở đây một bãi đậu trực thăng, doanh trại, các ụ pháo và một bến cảng dài 300 mét.Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng thứ hai trên Đá Gạc Ma mà nước này đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc đã hút cát đắp Đá Gạc Ma thành một hòn đảo nhân tạo có diện tích lên tới 100.000 m2.Từ đầu năm 2015, Trung Quốc bắt đầu “cải tạo” Đá Vành Khăn - cũng nằm trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đang xây dựng trái phép căn cứ hải quân ở đây. Bức ảnh chụp ngày 17/3 này cho thấy hình hài ban đầu của căn cứ này.Công việc “cải tạo” Đá Gaven bắt đầu vào năm 2014 và biến rạn san hô này thành một hòn đảo rộng 114.000m2. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ xây dựng chóng mặt ở đây.Trung Quốc đã đưa quân đồn trú trên Đá Gaven từ năm 2003 và tòa nhà hình vuông ở giữa rạn san hô có vẻ là một tháp pháo cao xạ. Qui trình đắp đảo là hút cát từ đáy biển đổ vào rạn san hô, xây bao quanh một hàng rào bê tông để chống sóng biển xói mòn và bão tố.Không dừng ở việc đắp đảo, mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc còn đưa trái phép giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu công vụ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.Philippines tố cáo công việc đắp đảo của Trung Quốc hủy diệt các rạn san hô và ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái Biển Đông, khiến cho các quốc gia ven biển thiệt hại khoảng 100 triệu USD mỗi năm.
Bức ảnh chụp Đá Chữ Thập nằm ở phía tây của quần đảo Trường Sa cho thấy tàu hút bùn đã biến rạn san hô thành một hòn đảo dài trên 3 km.
Bức ảnh được chụp ngày 11/4 này cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng dài tới 3,1 km ở Đá Chữ Thập, đủ dài để cho phép máy bay quân sự của Trung Quốc hạ cánh và cất cánh.
Bức ảnh chụp cuối tháng 11/2014 cho thấy công việc xây dựng trên Đá Chữ Thập. Trước đó, Trung Quốc đã có ở đây một bãi đậu trực thăng, doanh trại, các ụ pháo và một bến cảng dài 300 mét.
Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng thứ hai trên Đá Gạc Ma mà nước này đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc đã hút cát đắp Đá Gạc Ma thành một hòn đảo nhân tạo có diện tích lên tới 100.000 m2.
Từ đầu năm 2015, Trung Quốc bắt đầu “cải tạo” Đá Vành Khăn - cũng nằm trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đang xây dựng trái phép căn cứ hải quân ở đây. Bức ảnh chụp ngày 17/3 này cho thấy hình hài ban đầu của căn cứ này.
Công việc “cải tạo” Đá Gaven bắt đầu vào năm 2014 và biến rạn san hô này thành một hòn đảo rộng 114.000m2. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ xây dựng chóng mặt ở đây.
Trung Quốc đã đưa quân đồn trú trên Đá Gaven từ năm 2003 và tòa nhà hình vuông ở giữa rạn san hô có vẻ là một tháp pháo cao xạ. Qui trình đắp đảo là hút cát từ đáy biển đổ vào rạn san hô, xây bao quanh một hàng rào bê tông để chống sóng biển xói mòn và bão tố.
Không dừng ở việc đắp đảo, mùa Hè năm ngoái, Trung Quốc còn đưa trái phép giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu công vụ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Philippines tố cáo công việc đắp đảo của Trung Quốc hủy diệt các rạn san hô và ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái Biển Đông, khiến cho các quốc gia ven biển thiệt hại khoảng 100 triệu USD mỗi năm.