Cơn bão Mora đã đổ bộ vào Bangladesh sáng ngày 30/5, với sức gió lên tới 135 km/giờ. Trận bão lũ đã phá hủy hàng nghìn nhà ở và hơn 500.000 người dân ở các làng ven biển phải sơ tán. Ảnh: Reuters.Khorsheeda Khatun, 28 tuổi, cùng hai con gái đã phải rời bỏ quê nhà vào tháng 1 và di tản tới khu định cư Kutupalang Makeshift ở Bangladesh vì cơn bão Mora đổ bộ đến đây. Căn nhà của chị Khorsheeda bị hư hại nghiêm trọng vì cơn bão Mora. Ảnh: CNN.Vài tuần sau trận bão lụt ở Bangladesh, hơn 12 triệu người Trung Quốc cũng buộc phải sơ tán khỏi nhà vì trận lũ lụt nghiêm trọng. Riêng ở Jiangxi, một tỉnh đông nam của Trung Quốc, trận lũ lụt vào tháng 6 năm nay đã gây ra thiệt hại 430 triệu USD và tổn thất kinh tế. Trong hình là chiếc xe buýt đi qua đoạn đường ngập lụt ở Jiangxi. Ảnh: Reuters.Tại tỉnh Hồ Nam lân cận, có 53.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và lũ lụt vẫn chưa rút xuống hoàn toàn. Ảnh: Reuters.Thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng, do sự biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng trăm triệu người ở Nam Á phải đối mặt với những thiên tai nguy hiểm. Cảnh lũ lụt ở Liễu Châu, Quảng Tây vào tháng 7 này. Ảnh: CNN."Trong 30 năm tới, dự báo rằng các trận mưa lớn sẽ gia tăng ... ở châu Á, chắc chắn sẽ tăng khoảng 20% ", nhà khoa học về khí hậu Dewi Kirono tại Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) chia sẻ trên tờ CNN. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Trung Quốc vào tháng 6. Ảnh: Reuters.Nam Á là khu vực ẩm ướt nhất trên lục địa và là một trong những khu vực ẩm thấp nhất trên thế giới, với lượng mưa trung bình ít nhất là 1000mm mỗi năm. Khi mưa rơi nhiều hơn, hơn 137 triệu người ở Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc sẽ bị nguy cơ lũ lụt ở bờ biển hoặc nội địa, theo một nghiên cứu năm 2012. Ảnh: Reuters.Phần lớn các ca tử vong và thương tích do lũ lụt trên toàn thế giới từ năm 1950 đã có mặt tại ba quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở Dữ liệu Sự kiện Khẩn cấp của Trường đại học Universit Catholique de Louvain, từ năm 1950, hơn 2,2 triệu người ở các nước này đã bị chết do lũ lụt. Ảnh: CNN.Trận lũ lụt kinh hoàng ở Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề và gần 90 người thiệt mạng hoặc mất tích. Một người dân làng Shilong ở tỉnh Hồ Nam cho biết: "Đường bị tắc nghẽn, cột điện bị đổ, nước bị ô nhiễm, không có tín hiệu điện thoại, người cao tuổi và trẻ em đang chờ thức ăn cứu đói”. Ảnh: CNN.Hầu hết mỗi năm trong thập niên vừa qua, có tới hơn 100.000 người đã thiệt mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh do lũ lụt. Ngoài ra, lụt lội còn gây thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Ấn Độ gần đây. Ảnh: India.Vấn đề lũ lụt tập trung vào ba con sông lớn của Himalaya ở Nam và Đông Á: sông Hằng, Brahmaputra và Dương Tử. Khoảng 500 triệu người, tương đương 50% dân số ở Ấn Độ và Bangladesh, và khoảng 300 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số Trung Quốc, sống trong các lưu vực sông ngòi của ba con sông này. Lũ lụt ở Ấn Độ khiến hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Ảnh: Reuters.Khi những cơn mưa lớn tích tụ thành nước lũ chảy vào các con sông này, mực nước dâng lên đáng kể và lũ lụt đổ vào các thành phố và thị trấn lân cận. Các chuyên gia nhận định rằng lũ lụt ở môi trường đô thị đã gây thiệt hại quá lớn về người và tài sản vì không có cách nào tự nhiên để phân tán dòng nước lũ nên chúng có thể gây ra thiệt hại "vượt quá phạm vi thực tế”. Ảnh: India.Theo các chuyên gia, khí hậu ngày càng biến đổi nguy hiểm hơn. Để thấy được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chỉ cần nhìn lại 5 năm qua ở châu Á. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Thái Lan hồi đầu năm nay. Ảnh: Reuters."Mumbai, Thượng Hải, Hà Nội, Bắc Kinh, Phnom Penh - tất cả các thành phố lớn ở Châu Á đều có một trận lụt lớn, do đó không có nghi ngờ gì về tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn", ông Abhas Jha, Giám đốc Đô thị, quản lý rủi ro thiên tai và giao thông khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (Ngân hàng thế giới) cho biết. Cảnh ngập lụt ở Hà Nội hồi tháng 5. Nguồn ảnh: Otofun.Các tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với thời tiết của thế giới được ghi chép đầy đủ. Nhiệt độ nóng hơn, mực nước biển cao hơn và mưa nặng hơn, Kirono, chuyên gia CSIRO, cho biết. Thay vì mưa rải rác nhiều ngày trong một năm, biến đổi khí hậu sẽ chỉ gây ra mưa lớn và nghiêm trọng. Cảnh ngập lụt ở Hà Nội hồi tháng 5. Nguồn ảnh: Otofun.Những trận mưa lớn gây ra lượng nước cao bất thường trong một ngày hoặc một giờ, làm tăng khả năng lũ lụt. Tất nhiên, lượng mưa lớn không gây ra lũ lụt, mà chủ yếu nó phụ thuộc vào địa hình và cơ sở hạ tầng của thành phố. Ảnh lụt lội tại đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội. Nguồn ảnh: Kiến Thức.Theo các chuyên gia chia sẻ trên CNN, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và có các biện pháp giúp người dân nhanh chóng thoát khỏi nước lũ là những việc cấp thiết đối với các thành phố lớn ở châu Á bởi lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở Nam Á. Cảnh lũ lụt tháng 7 vừa qua ở Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: EPA.Các chuyên gia cho rằng lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm có lẽ là sự đầu tư tốt nhất mà một quốc gia và một thành phố có thể thực hiện nhằm tránh những tổn thất không đáng có do lũ lụt. Cảnh những ngôi nhà ngập trong nước lũ ở Trung Quốc. Ảnh: Tasnim.
Cơn bão Mora đã đổ bộ vào Bangladesh sáng ngày 30/5, với sức gió lên tới 135 km/giờ. Trận bão lũ đã phá hủy hàng nghìn nhà ở và hơn 500.000 người dân ở các làng ven biển phải sơ tán. Ảnh: Reuters.
Khorsheeda Khatun, 28 tuổi, cùng hai con gái đã phải rời bỏ quê nhà vào tháng 1 và di tản tới khu định cư Kutupalang Makeshift ở Bangladesh vì cơn bão Mora đổ bộ đến đây. Căn nhà của chị Khorsheeda bị hư hại nghiêm trọng vì cơn bão Mora. Ảnh: CNN.
Vài tuần sau trận bão lụt ở Bangladesh, hơn 12 triệu người Trung Quốc cũng buộc phải sơ tán khỏi nhà vì trận lũ lụt nghiêm trọng. Riêng ở Jiangxi, một tỉnh đông nam của Trung Quốc, trận lũ lụt vào tháng 6 năm nay đã gây ra thiệt hại 430 triệu USD và tổn thất kinh tế. Trong hình là chiếc xe buýt đi qua đoạn đường ngập lụt ở Jiangxi. Ảnh: Reuters.
Tại tỉnh Hồ Nam lân cận, có 53.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và lũ lụt vẫn chưa rút xuống hoàn toàn. Ảnh: Reuters.
Thời tiết khắc nghiệt ngày càng tăng, do sự biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng trăm triệu người ở Nam Á phải đối mặt với những thiên tai nguy hiểm. Cảnh lũ lụt ở Liễu Châu, Quảng Tây vào tháng 7 này. Ảnh: CNN.
"Trong 30 năm tới, dự báo rằng các trận mưa lớn sẽ gia tăng ... ở châu Á, chắc chắn sẽ tăng khoảng 20% ", nhà khoa học về khí hậu Dewi Kirono tại Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) chia sẻ trên tờ CNN. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Trung Quốc vào tháng 6. Ảnh: Reuters.
Nam Á là khu vực ẩm ướt nhất trên lục địa và là một trong những khu vực ẩm thấp nhất trên thế giới, với lượng mưa trung bình ít nhất là 1000mm mỗi năm. Khi mưa rơi nhiều hơn, hơn 137 triệu người ở Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc sẽ bị nguy cơ lũ lụt ở bờ biển hoặc nội địa, theo một nghiên cứu năm 2012. Ảnh: Reuters.
Phần lớn các ca tử vong và thương tích do lũ lụt trên toàn thế giới từ năm 1950 đã có mặt tại ba quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở Dữ liệu Sự kiện Khẩn cấp của Trường đại học Universit Catholique de Louvain, từ năm 1950, hơn 2,2 triệu người ở các nước này đã bị chết do lũ lụt. Ảnh: CNN.
Trận lũ lụt kinh hoàng ở Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề và gần 90 người thiệt mạng hoặc mất tích. Một người dân làng Shilong ở tỉnh Hồ Nam cho biết: "Đường bị tắc nghẽn, cột điện bị đổ, nước bị ô nhiễm, không có tín hiệu điện thoại, người cao tuổi và trẻ em đang chờ thức ăn cứu đói”. Ảnh: CNN.
Hầu hết mỗi năm trong thập niên vừa qua, có tới hơn 100.000 người đã thiệt mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh do lũ lụt. Ngoài ra, lụt lội còn gây thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Ấn Độ gần đây. Ảnh: India.
Vấn đề lũ lụt tập trung vào ba con sông lớn của Himalaya ở Nam và Đông Á: sông Hằng, Brahmaputra và Dương Tử. Khoảng 500 triệu người, tương đương 50% dân số ở Ấn Độ và Bangladesh, và khoảng 300 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số Trung Quốc, sống trong các lưu vực sông ngòi của ba con sông này. Lũ lụt ở Ấn Độ khiến hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Ảnh: Reuters.
Khi những cơn mưa lớn tích tụ thành nước lũ chảy vào các con sông này, mực nước dâng lên đáng kể và lũ lụt đổ vào các thành phố và thị trấn lân cận. Các chuyên gia nhận định rằng lũ lụt ở môi trường đô thị đã gây thiệt hại quá lớn về người và tài sản vì không có cách nào tự nhiên để phân tán dòng nước lũ nên chúng có thể gây ra thiệt hại "vượt quá phạm vi thực tế”. Ảnh: India.
Theo các chuyên gia, khí hậu ngày càng biến đổi nguy hiểm hơn. Để thấy được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chỉ cần nhìn lại 5 năm qua ở châu Á. Trong hình là cảnh lũ lụt ở Thái Lan hồi đầu năm nay. Ảnh: Reuters.
"Mumbai, Thượng Hải, Hà Nội, Bắc Kinh, Phnom Penh - tất cả các thành phố lớn ở Châu Á đều có một trận lụt lớn, do đó không có nghi ngờ gì về tình hình đang ngày càng tồi tệ hơn", ông Abhas Jha, Giám đốc Đô thị, quản lý rủi ro thiên tai và giao thông khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (Ngân hàng thế giới) cho biết. Cảnh ngập lụt ở Hà Nội hồi tháng 5. Nguồn ảnh: Otofun.
Các tác động dự kiến của biến đổi khí hậu đối với thời tiết của thế giới được ghi chép đầy đủ. Nhiệt độ nóng hơn, mực nước biển cao hơn và mưa nặng hơn, Kirono, chuyên gia CSIRO, cho biết. Thay vì mưa rải rác nhiều ngày trong một năm, biến đổi khí hậu sẽ chỉ gây ra mưa lớn và nghiêm trọng. Cảnh ngập lụt ở Hà Nội hồi tháng 5. Nguồn ảnh: Otofun.
Những trận mưa lớn gây ra lượng nước cao bất thường trong một ngày hoặc một giờ, làm tăng khả năng lũ lụt. Tất nhiên, lượng mưa lớn không gây ra lũ lụt, mà chủ yếu nó phụ thuộc vào địa hình và cơ sở hạ tầng của thành phố. Ảnh lụt lội tại đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội. Nguồn ảnh: Kiến Thức.
Theo các chuyên gia chia sẻ trên CNN, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và có các biện pháp giúp người dân nhanh chóng thoát khỏi nước lũ là những việc cấp thiết đối với các thành phố lớn ở châu Á bởi lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở Nam Á. Cảnh lũ lụt tháng 7 vừa qua ở Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: EPA.
Các chuyên gia cho rằng lắp đặt các hệ thống cảnh báo sớm có lẽ là sự đầu tư tốt nhất mà một quốc gia và một thành phố có thể thực hiện nhằm tránh những tổn thất không đáng có do lũ lụt. Cảnh những ngôi nhà ngập trong nước lũ ở Trung Quốc. Ảnh: Tasnim.