Đối với nhiều người tị nạn Syria, trở ngại đầu tiên chính là hàng rào dây thép gai trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phải vượt qua được cửa ải đầu tiên này thì họ mới có thể nghĩ đến việc di cư đến Châu Âu và các nước khác.Hàng rào dây thép gai cũng không thể ngăn dòng người tị nạn. Trong ảnh: Hàng chục người tị nạn Syria xé rào chạy sang Akcale ở đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.Cản đường dòng người tị nạn không chỉ có hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp mà còn có đội ngũ lính biên phòng đông đảo cùng với các biện pháp đóng cửa biên giới mà các nước Châu Âu đua nhau áp đặt.Hàng rào dây thép gai kiên cố ngăn người tị nạn trên biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy là một trong những nước nghèo nhất Liên minh Châu Âu, nhưng Bulgaria vẫn không tiếc tiền để xây dựng hàng rào chống dòng người tị nạn tràn vào.Nếu vượt qua được "cửa ải" Bulgaria, những người tị nạn lại vấp phải hàng rào dây thép gai của Macedonia. Trong ảnh: Trẻ em tị nạn khóc mếu trước hàng rào dây thép gai ở thị trấn biên giới Gevgelija.Trong tháng 8/2015, Macedonia đã đóng cửa cửa khẩu Gevgelija và chính quyền nước này đã không thể ngăn chặn dòng người tị nạn tràn qua biên giới.Đối với nhiều người tị nạn, Macedonia chỉ là nước quá cảnh để họ tràn vào Serbia và sau đó vào Hungary, trên đường sang Tây Âu. Trong ảnh: Cảnh sát Macedonia bế một bé tị nạn vượt biên.Kể từ tháng 7/2015, Macedonia đã ban hành một đạo luật dành cho những người tị nạn 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước này và đã dùng phương tiên giao thông công cộng chở họ miễn phí đến biên giới Serbia.Người tị nạn tìm đủ mọi cách để vượt biên. Trong ảnh: Một phụ nữ đã cùng con nhỏ chui qua hàng rào trên biên giới.Rời Macedonia qua Serbia, dòng người tị nạn lại vấp phải rào cản Hungary, nước vừa xây dựng hàng rào dây thép dai kiên cố dài 175 km, trên biên giới với Serbia.Binh lính Hungary tuần tra ngày đêm dọc theo hàng rào dây thép gai trên biên giới với Serbia. Chính phủ Hungary có kế hoạch rào riếp biên giới với Romania và Croatia.Để đối phó với những người tị nạn nổi loạn tìm cách xé rào, Hungary đã sử dụng vòi rồng phun nước và hơi cay khiến cho hàng chục người bị thương.Ngay cả khi đã lọt vào Tây Âu, dòng người tị nạn lại vấp phải các hàng rào dây thép gai ngăn cản. Trong ảnh: Một người tị nạn tìm cách vượt hàng rào gần Calais (Pháp) để tìm đường sang Anh qua Eurotunnel.Ở gần thị trấn Calais (Pháp) đã mọc lên một trại tị nạn bất hợp pháp mang tên "rừng rú". Đây chính là một trong những biểu tượng về chính sách tị nạn thất bại của Liên minh Châu Âu.
Đối với nhiều người tị nạn Syria, trở ngại đầu tiên chính là hàng rào dây thép gai trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phải vượt qua được cửa ải đầu tiên này thì họ mới có thể nghĩ đến việc di cư đến Châu Âu và các nước khác.
Hàng rào dây thép gai cũng không thể ngăn dòng người tị nạn. Trong ảnh: Hàng chục người tị nạn Syria xé rào chạy sang Akcale ở đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Cản đường dòng người tị nạn không chỉ có hàng rào dây thép gai tầng tầng lớp lớp mà còn có đội ngũ lính biên phòng đông đảo cùng với các biện pháp đóng cửa biên giới mà các nước Châu Âu đua nhau áp đặt.
Hàng rào dây thép gai kiên cố ngăn người tị nạn trên biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy là một trong những nước nghèo nhất Liên minh Châu Âu, nhưng Bulgaria vẫn không tiếc tiền để xây dựng hàng rào chống dòng người tị nạn tràn vào.
Nếu vượt qua được "cửa ải" Bulgaria, những người tị nạn lại vấp phải hàng rào dây thép gai của Macedonia. Trong ảnh: Trẻ em tị nạn khóc mếu trước hàng rào dây thép gai ở thị trấn biên giới Gevgelija.
Trong tháng 8/2015, Macedonia đã đóng cửa cửa khẩu Gevgelija và chính quyền nước này đã không thể ngăn chặn dòng người tị nạn tràn qua biên giới.
Đối với nhiều người tị nạn, Macedonia chỉ là nước quá cảnh để họ tràn vào Serbia và sau đó vào Hungary, trên đường sang Tây Âu. Trong ảnh: Cảnh sát Macedonia bế một bé tị nạn vượt biên.
Kể từ tháng 7/2015, Macedonia đã ban hành một đạo luật dành cho những người tị nạn 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước này và đã dùng phương tiên giao thông công cộng chở họ miễn phí đến biên giới Serbia.
Người tị nạn tìm đủ mọi cách để vượt biên. Trong ảnh: Một phụ nữ đã cùng con nhỏ chui qua hàng rào trên biên giới.
Rời Macedonia qua Serbia, dòng người tị nạn lại vấp phải rào cản Hungary, nước vừa xây dựng hàng rào dây thép dai kiên cố dài 175 km, trên biên giới với Serbia.
Binh lính Hungary tuần tra ngày đêm dọc theo hàng rào dây thép gai trên biên giới với Serbia. Chính phủ Hungary có kế hoạch rào riếp biên giới với Romania và Croatia.
Để đối phó với những người tị nạn nổi loạn tìm cách xé rào, Hungary đã sử dụng vòi rồng phun nước và hơi cay khiến cho hàng chục người bị thương.
Ngay cả khi đã lọt vào Tây Âu, dòng người tị nạn lại vấp phải các hàng rào dây thép gai ngăn cản. Trong ảnh: Một người tị nạn tìm cách vượt hàng rào gần Calais (Pháp) để tìm đường sang Anh qua Eurotunnel.
Ở gần thị trấn Calais (Pháp) đã mọc lên một trại tị nạn bất hợp pháp mang tên "rừng rú". Đây chính là một trong những biểu tượng về chính sách tị nạn thất bại của Liên minh Châu Âu.