|
Ngoài các tàu đánh cá, có ít nhất 3 tàu lớn của Trung Quốc luân phiên hiện diện tại Scarborough. |
“Các cơ sở quân sự xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh chụp bãi cạn Scarborough cho thấy Trung Quốc đã thực sự xây dựng trái phép trên bãi cạn Scarbrough của chúng tôi. Ngoài các tàu đánh cá, có ít nhất 3 tàu lớn của Trung Quốc luân phiên hiện diện tại đây và tập kết các bao tải cát, sỏi, xi măng và sắt thép”, một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước này đã tố cáo Trung Quốc chăng dây quanh bãi cạn Scarborough nhằm ngăn chặn ngư dân Philippines lại gần khu vực này.
Một nguồn tin khác cho biết thêm, chỉ mất “vài tuần nữa”, công sự kiên cố của Bắc Kinh sẽ nổi lên trên bãi cạn Scarborough của Philippines với lá cờ Trung Quốc cắm trên đó.
Căng thẳng tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough giữa Manila và Bắc Kinh đã dấy lên kể từ tháng 4 năm ngoái khi tàu hai bên đối đầu với nhau tại khu vực này. Theo Philippines, hai nước đã thỏa thuận làm dịu tình hình bằng cách rút tàu ra khỏi bãi cạn này, nhưng trong khi Manila thực hiện nghiêm túc thỏa thuận thì Bắc Kinh đã nuốt lời và nhân cơ hội này, chiếm luôn quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ đó.
|
Khoảng cách từ bãi cạn Scarborough đến Philippines và Trung Quốc.
|
Ngoài Scarborough, Trung Quốc cũng đang tìm cách bao vây, hòng đoạt lấy quyền kiểm soát Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm giữ trái phép) từ tay Philippines bằng cách chặn đường tiếp tế của Philippines cho một nhóm lính thủy quân lục chiến nước này đang chốt giữ trái phép trên một xác tàu chiến cũ.
Chính Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 6/6 dẫn “một nguồn tin riêng đáng tin cậy” cũng đã khẳng định âm mưu này của Bắc Kinh. "Tàu thuyền Philippines chớ có bất cứ ý tưởng nào về việc quay trở lại Bãi Cỏ Mây!”, nguồn tin của Hoàn cầu Thời báo đe dọa.
Rõ ràng, đây là một bước leo thang nguy hiểm mới của Trung Quốc hòng biến Biển Đông thành “ao nhà” của nước này, đi ngược lại với những cam kết trong Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp vốn đã khá nóng bỏng.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: