Vào ngày 1/2/2021, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền Ảnh: Getty.
Chỉ một ngày sau đó, hôm 2/2, Mỹ xác định quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc chính biến, yêu cầu chấm dứt viện trợ đối với chính phủ Myanmar. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar. Tuy vậy, các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ. Ảnh: Lực lượng an ninh được triển khai trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Sau đó, Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về vụ chính biến hôm 1/2. Ảnh: Một cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự trong cuộc chính biến hồi đầu tháng. Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Ảnh: Reuters.
Ngày 22/2, chính quyền Mỹ bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.
Ngày 25/3 vừa qua, Mỹ áp lệnh trừng phạt hai tập đoàn do quân đội Myanmar kiểm soát nhằm phản đối việc quân đội nước này lên nắm quyền và trấn áp biểu tình. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar, ngày 30/3.
Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo đưa hai tập đoàn Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Myanmar Economic Corporation Ltd (MEC) vào danh sách đen. Theo đó, Washington sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào của hai thực thể này tại Mỹ. Ảnh: Người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 28/3. Ảnh: Reuters.
Tiếp đến, ngày 29/3, Mỹ thông báo đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Myanmar. Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố đình chỉ Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư được Washington và Nay Pyi Daw ký kết năm 2013, đồng thời nói thêm rằng hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ chỉ được nối lại khi chính phủ dân sự được khôi phục tại Myanmar. Ảnh: Reuters.
Bà Katherine Tai còn cho biết cơ quan của bà sẽ xem xét tình hình của Myanmar khi làm việc với Quốc hội Mỹ về việc ủy quyền lại nước này vào Hệ thống ưu đãi chung, chương trình có mục đích giảm thiểu các khoản áp thuế của Washington và cung cấp quyền tiếp cận thương mại đặc biệt khác cho một số nước đang phát triển. Ảnh: Getty.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/3 đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao không thiết yếu của nước này cùng gia đình họ rời khỏi Myanmar. Bộ cũng nhắc lại cảnh báo yêu cầu người Mỹ không nên đến Myanmar khi tình hình tại nước này vẫn bất ổn. Ảnh: Người biểu tình ở Yangon ngày 29/3. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Vào ngày 1/2/2021, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh), và lên nắm quyền Ảnh: Getty.
Chỉ một ngày sau đó, hôm 2/2, Mỹ xác định quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc chính biến, yêu cầu chấm dứt viện trợ đối với chính phủ Myanmar. Ảnh: Xe quân sự trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Theo luật của Mỹ, nước này sẽ bị cấm hỗ trợ chính phủ Myanmar. Tuy vậy, các tác động phần lớn mang tính biểu tượng vì hầu như tất cả hỗ trợ của Mỹ ở Myanmar đều đến các kênh phi chính phủ. Ảnh: Lực lượng an ninh được triển khai trên đường phố ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Sau đó, Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức quân đội Myanmar chịu trách nhiệm về vụ chính biến hôm 1/2. Ảnh: Một cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo ban hành lệnh trừng phạt đối với 10 tướng lĩnh quân đội Myanmar tham gia vụ bắt giữ các quan chức chính quyền dân sự trong cuộc chính biến hồi đầu tháng. Trong số 10 tướng lĩnh Myanmar bị Mỹ trừng phạt khi đó có hai nhân vật đáng chú ý là Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing (ảnh) và Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Ảnh: Reuters.
Ngày 22/2, chính quyền Mỹ bổ sung thêm hai người trong giới lãnh đạo quân sự Myanmar vào danh sách trừng phạt liên quan đến các sự kiện ở nước này. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ quyết định áp trừng phạt đối với hai tướng lĩnh quân đội Myanmar là Trung Tướng Moe Myint Tun – cựu Tham mưu trưởng lục quân và Tướng Maung Maung Kyaw (đứng giữa) – Tư lệnh không quân.
Ngày 25/3 vừa qua, Mỹ áp lệnh trừng phạt hai tập đoàn do quân đội Myanmar kiểm soát nhằm phản đối việc quân đội nước này lên nắm quyền và trấn áp biểu tình. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar, ngày 30/3.
Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo đưa hai tập đoàn Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Myanmar Economic Corporation Ltd (MEC) vào danh sách đen. Theo đó, Washington sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào của hai thực thể này tại Mỹ. Ảnh: Người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 28/3. Ảnh: Reuters.
Tiếp đến, ngày 29/3, Mỹ thông báo đình chỉ mọi hoạt động thương mại với Myanmar. Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố đình chỉ Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư được Washington và Nay Pyi Daw ký kết năm 2013, đồng thời nói thêm rằng hoạt động giao thương giữa hai nước sẽ chỉ được nối lại khi chính phủ dân sự được khôi phục tại Myanmar. Ảnh: Reuters.
Bà Katherine Tai còn cho biết cơ quan của bà sẽ xem xét tình hình của Myanmar khi làm việc với Quốc hội Mỹ về việc ủy quyền lại nước này vào Hệ thống ưu đãi chung, chương trình có mục đích giảm thiểu các khoản áp thuế của Washington và cung cấp quyền tiếp cận thương mại đặc biệt khác cho một số nước đang phát triển. Ảnh: Getty.
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/3 đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao không thiết yếu của nước này cùng gia đình họ rời khỏi Myanmar. Bộ cũng nhắc lại cảnh báo yêu cầu người Mỹ không nên đến Myanmar khi tình hình tại nước này vẫn bất ổn. Ảnh: Người biểu tình ở Yangon ngày 29/3. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)