Trong cuộc họp báo một ngày sau khi ASEAN và Trung Quốc chấp thuận khuôn khổ COC, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines Robespierre Bolivar nói: "Thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ưu tiên cho một bộ quy tắc ứng xử (ở Biển Đông) có tính ràng buộc về pháp lý".
|
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines Robespierre Bolivar. Ảnh: INQUIRER.net |
Phát ngôn viên Bolivar xác nhận sự đồng thuận về COC giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, sau khi Mỹ, Australia và Nhật Bản ra một tuyên bố chung kêu gọi thiết lập một Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông "có tính ràng buộc, có ý nghĩa, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ba nước nói trên đã chỉ trích tuyên bố chủ quyền tham lam phi lý của Trung Quốc đối với Biển Đông có thể đe dọa tự do hàng hải và hàng không trong khu vực có khoảng 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa qua lại hàng năm.
Tuyên bố chung của ASEAN chỉ trích hành động quân sự hóa Biển Đông, nhưng không nói khuôn khổ COC đã được phê chuẩn có tính ràng buộc pháp lý. Tuyên bố chung của ASEAN cũng không đề cập đến một phán quyết trọng tài năm 2013 làm mất hiệu lực hầu hết các yêu sách hàng hải của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “bản đồ đường chín đoạn”.
Phát ngôn viên Bolivar nói rõ rằng Philippines muốn có một Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc. Ông nói thêm: "Hơn thế nữa, bộ quy tắc ứng xử phải có hiệu quả, có nghĩa là tất cả các bên đều phải tôn trọng nó”.
Trước đó, học giả Jay Batongbacal - giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển trực thuộc Đại học Philippines – cho rằng nếu khuôn khổ COC không có tính chất ràng buộc, nó sẽ không khác gì Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 và không ngăn chặn được căng thẳng trong khu vực.