Tống thái tổ Triệu Khuông Dận là người văn công võ lược, nổi danh thiên cổ. Ông đã dùng tài nghệ của mình để đăng cơ ngôi báu mà không phải động đến binh đao máu lửa. Dưới sự lãnh đạo của ông, Tống triều thời kỳ đầu đã thống nhất hơn nửa đất nước Trung Quốc rộng lớn. Ông còn là vị hoàng đế có tài trị quốc, yêu thương dân, biết thu phục và sử dụng người hiền tài. Ảnh minh họa chân dung Tống thái tổ.Lý Hán Siêu là tướng lĩnh nổi tiếng thời kỳ đầu Bắc Tống. Kiến Long nguyên niên tức năm 960, dẫn quân bình định phản loạn Hoài Nam tiết độ sứ Lý Trọng Tiến. Không lâu sau được thăng chức đô đốc binh mã Quan Nam (đây là khu vực gồm Ngõa Kiều, Ích Tân, Ứ Khẩu được thu phục từ Khiết Đan) ngự sử phòng ngự Tề Châu. Khai Bảo năm thứ hai tức năm 969, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận thân chinh Bắc Hán. Lý Hán Siêu nhậm chức đô đốc ở phía Bắc. Ảnh minh họa chân dung tướng quân Lý Hán Siêu.Lý Hán Siêu nổi tiếng một tướng quân dũng mãnh của vương triều Đại Tống, khi nhậm chức tuần tra sử Quan Nam phụ trách phòng ngự quân Khiết Đan. Tuy chỉ có 3 nghìn binh mã, nhưng triều đình cung cấp cho ông ta một lượng quân phí không hề nhỏ. Lý Hán Siêu tuy gan dạ dũng mãnh hơn người, khi xông pha chiến trường rất anh dũng, nhưng lại là người ít học, nên đôi lúc hành sự cũng khinh suất. Ảnh minh họa.Đương thời đang là Kiến Quốc sơ niên, Triệu Khuông Dận nỗ lực chính đốn lại triều chính, thiết lập uy nghiêm, nên ông rất chú trọng và luôn lắng nghe những kiếu nại của người dân. Một hôm, có hai người dân Biện Kinh (Khai Phong ngày nay) tố cáo lên Lý Hán Siêu triều đình với hai tội danh: Một là vay tiền của dân không trả. Hai là: Cướp con gái đã được hứa gả cho người ta về làm thiếp. Ảnh minh họa.Triệu Khuông Dận nghe xong rất tức giận, nhưng ông vẫn ôn tồn hỏi: “Từ khi Lý Hán Siêu trấn giữ Quan Nam, quân Khiết Đan đã từng đánh chiếm đến chỗ các người mấy lần?”. Hai thảo dân nghĩ một lát rồi trả lời: “Dạ bẩm, chưa từng có lần nào ạ!”. Ảnh minh họa.Triệu Khuông Dận lại hỏi: "Trước đây, quân Khiết Đan thường xuyên vào Quan Nam, các tướng lính của ta thường không thể chống đỡ được. Bách tính nơi biên thùy thường xuyên bị quân Khiết Đan chém giết, cướp bóc. Khi người Khiết Đan đến, nếu chỉ dựa vào khả năng của các người có thể tự bảo vệ được tính mạng và tài sản của gia đình mình không?”. Ảnh minh họa.Triệu Khuông Dận lại nói tiếp: “Ta muốn hỏi thêm các ngươi một câu, Lý Hán Siêu không trả tiền lại cho ngươi. Nhưng so với số của cái bị người Khiết Đan cướp thì cái nào mất nhiều hơn?”. Người dân đột nhiên tỉnh ngộ cảm thấy vô cùng phục. Ảnh minh họa.Cuối cùng, ông quay sang hỏi người cha có con gái đã bị Lý Hán Siêu cướp về làm thiếp rằng: Người chồng đầu của con ngươi chỉ là một nông dân. Lý Hán Siêu là trọng thần hiển hách của triều đình. Vì yêu mến tài sắc của con gái ngươi, nên ngươi phải vui mừng mới phải. Tuy chỉ được làm tiểu thiếp, nhưng theo Lý Hán Siêu cả đời con gái ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý, không hơn là gả cho một người nông dân chân lấm tay bùn, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm sao?”. Ảnh minh họa.Sau khi được Triệu Khuông Dận làm xong công tác tư tưởng, hai người dân cảm thấy vô cùng hài lòng. Ngay sau đó, Triệu Khuông Dận cho người đến gặp Lý Hán Siêu đưa cho ông ta mấy trăm lượng bạc và nhắn rằng: “Nếu khanh cần tiền tiêu tại không báo với Trẫm mà lại chiếm mấy đồng bạc lẻ của lão bách tính. Khanh hãy dùng một ít trong số tiền này, trả lại cho người dân để thay đổi cách nhìn của họ với khanh, họ sẽ cảm phục khanh là một vị quan tốt”. Ảnh minh họa.Nếu lấy tiêu chuẩn thời hiện đại để so sánh, thì những lời phân xử của Triệu Khuông Dận không hoàn toàn chính xác. Nhưng có thể thấy, ông là bậc cao thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn và việc sử dụng nhân tài. Theo ghi chép trong “Tống sử”, Lý Hán Siêu là người vừa giỏi cầm binh lại giỏi vỗ về binh sĩ. Ông cũng là người biết đồng cam cộng khổ với các huynh đệ, binh sĩ. Ảnh minh họa.Vì thế, dưới sự chỉ huy của ông, quân tướng một lòng, dân chúng tin yêu che chở nên sức quân mạnh như vũ bão. Quân Khiết Đan nghe đã khiếp sợ, không dám xâm lượt biên giới Đại Tống. Trong suốt 17 năm ông nhậm chức ở Quan Nam, chính trị luôn trong sạch, ổn định, tình cảm quân dân thắm thiết. Ảnh minh họa.Thái Bình Hưng Quốc năm thứ hai tức năm 977, Lý Hán Siêu qua đời được truy tặng Thái úy, Trung Võ quân tiết độ. Ông mất đi, ba quân tướng sĩ đều đau lòng thương tiếc. Nhân dân địa phương đã gửi thư lên triều đình xin được lập bia công đức cho ông. Tống Thái Tổ đã ban tặng cho ông văn bia "Lý công đức chính bi". Ảnh minh họa.
Tống thái tổ Triệu Khuông Dận là người văn công võ lược, nổi danh thiên cổ. Ông đã dùng tài nghệ của mình để đăng cơ ngôi báu mà không phải động đến binh đao máu lửa. Dưới sự lãnh đạo của ông, Tống triều thời kỳ đầu đã thống nhất hơn nửa đất nước Trung Quốc rộng lớn. Ông còn là vị hoàng đế có tài trị quốc, yêu thương dân, biết thu phục và sử dụng người hiền tài. Ảnh minh họa chân dung Tống thái tổ.
Lý Hán Siêu là tướng lĩnh nổi tiếng thời kỳ đầu Bắc Tống. Kiến Long nguyên niên tức năm 960, dẫn quân bình định phản loạn Hoài Nam tiết độ sứ Lý Trọng Tiến. Không lâu sau được thăng chức đô đốc binh mã Quan Nam (đây là khu vực gồm Ngõa Kiều, Ích Tân, Ứ Khẩu được thu phục từ Khiết Đan) ngự sử phòng ngự Tề Châu. Khai Bảo năm thứ hai tức năm 969, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận thân chinh Bắc Hán. Lý Hán Siêu nhậm chức đô đốc ở phía Bắc. Ảnh minh họa chân dung tướng quân Lý Hán Siêu.
Lý Hán Siêu nổi tiếng một tướng quân dũng mãnh của vương triều Đại Tống, khi nhậm chức tuần tra sử Quan Nam phụ trách phòng ngự quân Khiết Đan. Tuy chỉ có 3 nghìn binh mã, nhưng triều đình cung cấp cho ông ta một lượng quân phí không hề nhỏ. Lý Hán Siêu tuy gan dạ dũng mãnh hơn người, khi xông pha chiến trường rất anh dũng, nhưng lại là người ít học, nên đôi lúc hành sự cũng khinh suất. Ảnh minh họa.
Đương thời đang là Kiến Quốc sơ niên, Triệu Khuông Dận nỗ lực chính đốn lại triều chính, thiết lập uy nghiêm, nên ông rất chú trọng và luôn lắng nghe những kiếu nại của người dân. Một hôm, có hai người dân Biện Kinh (Khai Phong ngày nay) tố cáo lên Lý Hán Siêu triều đình với hai tội danh: Một là vay tiền của dân không trả. Hai là: Cướp con gái đã được hứa gả cho người ta về làm thiếp. Ảnh minh họa.
Triệu Khuông Dận nghe xong rất tức giận, nhưng ông vẫn ôn tồn hỏi: “Từ khi Lý Hán Siêu trấn giữ Quan Nam, quân Khiết Đan đã từng đánh chiếm đến chỗ các người mấy lần?”. Hai thảo dân nghĩ một lát rồi trả lời: “Dạ bẩm, chưa từng có lần nào ạ!”. Ảnh minh họa.
Triệu Khuông Dận lại hỏi: "Trước đây, quân Khiết Đan thường xuyên vào Quan Nam, các tướng lính của ta thường không thể chống đỡ được. Bách tính nơi biên thùy thường xuyên bị quân Khiết Đan chém giết, cướp bóc. Khi người Khiết Đan đến, nếu chỉ dựa vào khả năng của các người có thể tự bảo vệ được tính mạng và tài sản của gia đình mình không?”. Ảnh minh họa.
Triệu Khuông Dận lại nói tiếp: “Ta muốn hỏi thêm các ngươi một câu, Lý Hán Siêu không trả tiền lại cho ngươi. Nhưng so với số của cái bị người Khiết Đan cướp thì cái nào mất nhiều hơn?”. Người dân đột nhiên tỉnh ngộ cảm thấy vô cùng phục. Ảnh minh họa.
Cuối cùng, ông quay sang hỏi người cha có con gái đã bị Lý Hán Siêu cướp về làm thiếp rằng: Người chồng đầu của con ngươi chỉ là một nông dân. Lý Hán Siêu là trọng thần hiển hách của triều đình. Vì yêu mến tài sắc của con gái ngươi, nên ngươi phải vui mừng mới phải. Tuy chỉ được làm tiểu thiếp, nhưng theo Lý Hán Siêu cả đời con gái ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý, không hơn là gả cho một người nông dân chân lấm tay bùn, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm sao?”. Ảnh minh họa.
Sau khi được Triệu Khuông Dận làm xong công tác tư tưởng, hai người dân cảm thấy vô cùng hài lòng. Ngay sau đó, Triệu Khuông Dận cho người đến gặp Lý Hán Siêu đưa cho ông ta mấy trăm lượng bạc và nhắn rằng: “Nếu khanh cần tiền tiêu tại không báo với Trẫm mà lại chiếm mấy đồng bạc lẻ của lão bách tính. Khanh hãy dùng một ít trong số tiền này, trả lại cho người dân để thay đổi cách nhìn của họ với khanh, họ sẽ cảm phục khanh là một vị quan tốt”. Ảnh minh họa.
Nếu lấy tiêu chuẩn thời hiện đại để so sánh, thì những lời phân xử của Triệu Khuông Dận không hoàn toàn chính xác. Nhưng có thể thấy, ông là bậc cao thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn và việc sử dụng nhân tài. Theo ghi chép trong “Tống sử”, Lý Hán Siêu là người vừa giỏi cầm binh lại giỏi vỗ về binh sĩ. Ông cũng là người biết đồng cam cộng khổ với các huynh đệ, binh sĩ. Ảnh minh họa.
Vì thế, dưới sự chỉ huy của ông, quân tướng một lòng, dân chúng tin yêu che chở nên sức quân mạnh như vũ bão. Quân Khiết Đan nghe đã khiếp sợ, không dám xâm lượt biên giới Đại Tống. Trong suốt 17 năm ông nhậm chức ở Quan Nam, chính trị luôn trong sạch, ổn định, tình cảm quân dân thắm thiết. Ảnh minh họa.
Thái Bình Hưng Quốc năm thứ hai tức năm 977, Lý Hán Siêu qua đời được truy tặng Thái úy, Trung Võ quân tiết độ. Ông mất đi, ba quân tướng sĩ đều đau lòng thương tiếc. Nhân dân địa phương đã gửi thư lên triều đình xin được lập bia công đức cho ông. Tống Thái Tổ đã ban tặng cho ông văn bia "Lý công đức chính bi". Ảnh minh họa.