Chu Văn An (1292-1370) quê ở Hà Nội ngày nay, học rất giỏi, đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Sau này, vua Trần Minh Tông mời ông làm tư nghiệp (thời Trần là hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám. Chu Văn An được xem là hiệu trưởng đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam.Lê Văn Thịnh quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học năm 1075, ông được giao nhiệm vụ dạy học cho vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh chính là người thầy đầu tiên của bậc đế vương nước Việt.Bảng nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322) quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Ông đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi, ra làm quan cho nhà Trần. Ngoài công việc của sử quan, Lê Văn Hưu cũng là thầy giáo nổi danh đương thời. Tên tuổi ông gắn liền bộ sách Đại Việt sử ký - cuốn sách chuyên về lịch sử đầu tiên của nước ta.Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), cha ruột của danh nhân Nguyễn Trãi, làm quan trong giai đoạn nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly nắm hết quyền lực. Dù vậy, ông cũng được xem là nhà cải cách giáo dục lớn, có nhiều cống hiến cho nước nhà như khi giúp Hồ Quý Ly đưa toán vào thi cử, cải cách thể lệ các kỳ thi.Ông nghè Trần Ích Phát có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) đủ các danh vị. Trong đó, 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được xem là một trong 3 thầy giáo tài giỏi nhất sử Việt, bên cạnh Chu Văn An thời Trần và Nguyễn Thiếp thời Tây Sơn. Ông nổi tiếng là vị quan trạng xuất sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, từng dâng sớ lên đòi vua Mạc hạch tội 18 tên lộng thần nhưng vua không nghe. Năm 1542, ông từ quan về quê mở trường dạy học, trở thành thầy giáo nổi tiếng đương thời.Thầy Trương Văn Hiến có tới 2 học trò từ nông dân trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, cùng người học trò Nguyễn Lữ trở thành Bắc Bình Vương của nhà Tây Sơn. Thầy Trương Văn Hiến là trường hợp đặc biệt trong sử Việt.Cuộc đời liên tiếp gặp những biến cố đau thương, bị bội ước, bệnh tật, mù mắt, thầy Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) vẫn mãi là tấm gương sáng ngời của nền giáo dục nước nhà. Ông vừa là một nhà giáo được học trò quý mến vừa là một nhà yêu nước nổi tiếng. Với ông, ngòi bút không chỉ để viết mà còn là vũ khí đâm thẳng vào kẻ thù: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Chu Văn An (1292-1370) quê ở Hà Nội ngày nay, học rất giỏi, đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Sau này, vua Trần Minh Tông mời ông làm tư nghiệp (thời Trần là hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám. Chu Văn An được xem là hiệu trưởng đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam.
Lê Văn Thịnh quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học năm 1075, ông được giao nhiệm vụ dạy học cho vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh chính là người thầy đầu tiên của bậc đế vương nước Việt.
Bảng nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322) quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Ông đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi, ra làm quan cho nhà Trần. Ngoài công việc của sử quan, Lê Văn Hưu cũng là thầy giáo nổi danh đương thời. Tên tuổi ông gắn liền bộ sách Đại Việt sử ký - cuốn sách chuyên về lịch sử đầu tiên của nước ta.
Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), cha ruột của danh nhân Nguyễn Trãi, làm quan trong giai đoạn nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly nắm hết quyền lực. Dù vậy, ông cũng được xem là nhà cải cách giáo dục lớn, có nhiều cống hiến cho nước nhà như khi giúp Hồ Quý Ly đưa toán vào thi cử, cải cách thể lệ các kỳ thi.
Ông nghè Trần Ích Phát có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) đủ các danh vị. Trong đó, 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được xem là một trong 3 thầy giáo tài giỏi nhất sử Việt, bên cạnh Chu Văn An thời Trần và Nguyễn Thiếp thời Tây Sơn. Ông nổi tiếng là vị quan trạng xuất sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, từng dâng sớ lên đòi vua Mạc hạch tội 18 tên lộng thần nhưng vua không nghe. Năm 1542, ông từ quan về quê mở trường dạy học, trở thành thầy giáo nổi tiếng đương thời.
Thầy Trương Văn Hiến có tới 2 học trò từ nông dân trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, cùng người học trò Nguyễn Lữ trở thành Bắc Bình Vương của nhà Tây Sơn. Thầy Trương Văn Hiến là trường hợp đặc biệt trong sử Việt.
Cuộc đời liên tiếp gặp những biến cố đau thương, bị bội ước, bệnh tật, mù mắt, thầy Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) vẫn mãi là tấm gương sáng ngời của nền giáo dục nước nhà. Ông vừa là một nhà giáo được học trò quý mến vừa là một nhà yêu nước nổi tiếng. Với ông, ngòi bút không chỉ để viết mà còn là vũ khí đâm thẳng vào kẻ thù: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.