Nguyễn Thiếp là một trong những nhà trí thức lớn, nhà giáo tiêu biểu của nước ta giai đoạn cuối thế kỳ XVIII. Sinh thời, ông chỉ thích dạy học, vua Quang Trung mến tài đã 3 lần cho người mang thư và lễ vật đến mời nhưng ông đều từ chối. Phải đến lần thứ tư, ông mới chấp nhận.La Giang phu tử, Lam Hồng dị nhân và Là Sơn phu tử là 3 trong rất nhiều biệt hiệu mà người đời vẫn thường dùng khi nói về Nguyễn Thiếp. Trong đó, La Sơn phu tử là biệt hiệu được dùng thường xuyên và quen thuộc nhất, do vua Quang Trung dùng để gọi tên ông. Học trò xứ Nghệ thường gọi ông là Lục Niên phu tử.La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) sinh ra tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) trong gia đình khoa bảng nổi tiếng. Năm 21 tuổi, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Nghệ An.Sau 3 lần từ chối lời mời của Nguyễn Huệ, đến tháng 6/1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai. Khi đến đất Nghệ An, ông đã cử Cẩn Tín hầu Nguyễn Quang Đại mang thư đến mời Nguyễn Thiếp đến hội kiến. Lần này, Nguyễn Thiếp đồng ý ra giúp vua Quang Trung.Sinh thời, tiếng tăm về tài đức của ông khiến triều đình phải đặc cách mời ông ra nhậm chức Huấn đạo ở huyện Đô Lương (Nghệ An) năm 1756. Sau đó, ông được cử làm tri huyện Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An). Thấy triều đình mục nát, năm 1768, ông từ chức, trở về lập trại Bùi Phong dưới chân núi Thiên Nhẫn.Để tạo điều kiện cho Nguyễn Thiếp có điều kiện cống hiến cho đất nước, vua Quang Trung cho xây dựng Viện Sùng Chính (Sùng Chính thư viện) ngay tại chân núi Thiên Nhẫn. Tại đây, Nguyễn Thiếp đã giúp vua Quang Trung đề ra những cải cách về văn hóa, giáo dục.Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung chọn vùng núi đất Dũng Quyết, tỉnh Nghệ An, làm nơi xây dựng kinh đô mới theo đề xuất của Nguyễn Thiếp. Sau đó, nhà vua giao cho trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận cùng La Sơn phu tử lo xây dựng gấp vùng núi trên thành Phượng Hoàng Trung Đô.Ngày 25 tháng chạp năm Quý Hợi (1804), Nguyễn Thiếp qua đời, thọ 81 tuổi. Ông để lại ba bộ sách thơ văn rất có giá trị gồm: Lạp Phong văn cảo, Hạnh Am thi cảo và La Sơn thi tập. Ngoài ra, nhiều bài thơ Nôm của ông còn được truyền tụng đến này nay.
Nguyễn Thiếp là một trong những nhà trí thức lớn, nhà giáo tiêu biểu của nước ta giai đoạn cuối thế kỳ XVIII. Sinh thời, ông chỉ thích dạy học, vua Quang Trung mến tài đã 3 lần cho người mang thư và lễ vật đến mời nhưng ông đều từ chối. Phải đến lần thứ tư, ông mới chấp nhận.
La Giang phu tử, Lam Hồng dị nhân và Là Sơn phu tử là 3 trong rất nhiều biệt hiệu mà người đời vẫn thường dùng khi nói về Nguyễn Thiếp. Trong đó, La Sơn phu tử là biệt hiệu được dùng thường xuyên và quen thuộc nhất, do vua Quang Trung dùng để gọi tên ông. Học trò xứ Nghệ thường gọi ông là Lục Niên phu tử.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) sinh ra tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) trong gia đình khoa bảng nổi tiếng. Năm 21 tuổi, ông đỗ thủ khoa trong kỳ thi Hương ở Nghệ An.
Sau 3 lần từ chối lời mời của Nguyễn Huệ, đến tháng 6/1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai. Khi đến đất Nghệ An, ông đã cử Cẩn Tín hầu Nguyễn Quang Đại mang thư đến mời Nguyễn Thiếp đến hội kiến. Lần này, Nguyễn Thiếp đồng ý ra giúp vua Quang Trung.
Sinh thời, tiếng tăm về tài đức của ông khiến triều đình phải đặc cách mời ông ra nhậm chức Huấn đạo ở huyện Đô Lương (Nghệ An) năm 1756. Sau đó, ông được cử làm tri huyện Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An). Thấy triều đình mục nát, năm 1768, ông từ chức, trở về lập trại Bùi Phong dưới chân núi Thiên Nhẫn.
Để tạo điều kiện cho Nguyễn Thiếp có điều kiện cống hiến cho đất nước, vua Quang Trung cho xây dựng Viện Sùng Chính (Sùng Chính thư viện) ngay tại chân núi Thiên Nhẫn. Tại đây, Nguyễn Thiếp đã giúp vua Quang Trung đề ra những cải cách về văn hóa, giáo dục.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung chọn vùng núi đất Dũng Quyết, tỉnh Nghệ An, làm nơi xây dựng kinh đô mới theo đề xuất của Nguyễn Thiếp. Sau đó, nhà vua giao cho trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Thận cùng La Sơn phu tử lo xây dựng gấp vùng núi trên thành Phượng Hoàng Trung Đô.
Ngày 25 tháng chạp năm Quý Hợi (1804), Nguyễn Thiếp qua đời, thọ 81 tuổi. Ông để lại ba bộ sách thơ văn rất có giá trị gồm: Lạp Phong văn cảo, Hạnh Am thi cảo và La Sơn thi tập. Ngoài ra, nhiều bài thơ Nôm của ông còn được truyền tụng đến này nay.