Từ Hi thái hậu luôn cho mình là người văn minh nên luôn theo đuổi lối sống văn minh hơn người. Chính vì thế với lối sống xa hoa lãng phí có một không hai của mình bà ta luôn khiến người ta phải rùng mình choáng váng. Theo quy định của triều Thanh, quản lý việc ăn uống của hoàng đế do ngự thiện phòng, ngự trà phòng, nội bột bột phòng, tửu thố phòng, trà khố… thuộc nội vụ phủ trực tiếp quản lý. Trong đó, ngự thiện phòng là lực lượng đông nhất với khoảng hơn 370 người và 10 thái giám.Nhưng chế độ của lão phật gia được hưởng tương đương như hoàng đế thậm chí còn hơn. Ngự thiện phòng dưới thời của Từ Hi tập trung những đầu bếp giỏi nhất cả nước. Hai bữa chính mỗi bữa sẽ phải đủ 100 đĩa với 100 món khác nhau. Ngoài ra, còn có hai lần ăn nhẹ, mỗi lần ít nhất cũng phải 20 món, còn thông thường là 40 hoặc 50 món. Món ăn mà bà ta thích nhất chính là món vịt hầm. Để nấu được món này phải hầm cách thủy trong vòng ba ngày mới được, và bà ta cũng chỉ ăn 2, 3 thìa thưởng thức hương vị món khoái khẩu mà thôi.Từ Hi đặc biệt uống trà hoa nhưng đòi hỏi hết sức cầu kỳ. Nước pha trà cần phải lấy nước suối từ núi Ngọc Tuyền. Trà phải được pha vào cốc ngọc, vừa pha trà khô vừa thả hoa tươi để có thể thưởng thức hương thơm của trà và hương thơm của hoa trà. Trà pha xong phải có hai thái giám cung kính dâng lên thỉnh thì Từ Hi mới thèm uống. Mỗi lần bà ta đi tàu hỏa tế lễ trời, trên tàu luôn phải xếp đủ 50 bếp. Mỗi bếp do một đầu bếp phụ trách và chịu trách nhiệm nấu 2 món. Mỗi một đầu bếp được kèm một phụ bếp chuyên phụ củi lửa, chỉ cần thái hậu nói đang đói thì lập tức 50 phụ bếp sẽ quật lửa cật lực.Ngày 7/11/1894 là sinh nhật tròn 60 tuổi của Từ Hi. Để chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của mình, bà ta vung tay đã chi một vạn lạng vàng ròng, 38 vạn lượng bạc trắng để sắm sửa đồ trang sức, tiêu 23 vạn lượng vàng ròng vào trang phụ, 240 vạn lạng bạc trắng để trang trí lại các cảnh điểm đường từ Di Hòa Viên đến Tử Cấm Thành....Tổng cộng riêng một ngày sinh nhật thái hậu đã tiêu hết 1.000 vạn lạng bạc trắng.Nhưng choáng váng nhất phải kể đến bữa tiệc Tết năm 1874 đã tiêu tốn gần 400 nghìn lượng vàng của ngân khố nhà Thanh. Bữa tiệc phục vụ 400 thực khách với thực đơn gồm140 món trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt và sẽ được ăn trong vòng 7 ngày đêm diễn ra yến tiệc với thực đơn mỗi hôm sẽ có một món đặc biệt.Để chuẩn bị cho bữa tiệc đặc biệt này, ngay từ rắm tháng 2 năm Quý Dậu 1873 mỗi tỉnh thành của Trung Quốc phải cử 10 đầu bếp giỏi nhất về kinh cùng bạc bạc để thống nhất thực đơn. Ngoài vấn đề ăn uống thì những chi phí phục vụ cho các nhu cầu khác của bà ta cũng thật sự khiến người ta sợ hãi. Chỉ tính khăn mặt phục vụ cho bà ta tắm cũng đủ thấy độ xa xỉ. Mỗi lần tắm phải dùng đến 40 cái khăn mà không phải là khăn thường mà nó giống như những tác phẩm thủ công mỹ nghệ. 40 chiếc khăn mà lại giống như đồ thủ công mỹ nghệ nhưng đối với thái hậu mà nói không phải là xa xỉ mà là thể thiện sự văn minh của thái hậu.Trang phục của bà ta cũng nhiều vô kể. Mỗi lần đi tàu hỏa để đến nơi tế trời, sẽ dành cả một toa tàu dành để trang phục cho. Quần áo khoảng hơn 2000 bộ, giầy dép cũng nhiều vô kể. Thời gian lão phật gia tự đi đặt chân đi bộ là quá ít. Cho nên có những đôi giày tính ra tổng cộng chỉ đi tầm 5, 6 ngày. Bà ta là có thói quen thay trang phục bất cứ lúc nào theo hứng. Trên thực tế trang phục quá nhiều nên một ngày thay có 2, 3 lần thì có rất nhiều bộ mãi cũng chưa từng đuợc mặc đến.Theo ghi chép, trung bình một ngày bà ta tiêu hết khoảng 4 vạn lạng bạc trắng. Đương thời, những chiến hãm tiên tiến nhất của Anh và Đức cũng có giá khoảng 25 vạn lạng bạc trắng. Có thể nói chỉ trong nửa tháng bà ta đã tiêu mất nửa chiếc tuần dương hạm. Hai tháng có thể mua được một mẫu hạm cao cấp và chi phí của bà ta một năm có thể mua được cả một đội tàu hải quân hiện đại.Lão thái hậu cả đời luôn theo đuổi “lối sống văn minh”, cả thiên hạ đại Thanh chính là nơi cung cấp cho lối sống xa hoa của bà ta. Ngay cả khi chết bà ta cũng vẫn phải cố văn minh, nhưng hận là không thể mang hết được mọi thứ quý giá xuống mộ.Theo ghi chép, khi bà ta chết, xác đuợc khâm liệm trong quan tài với lớp đệm dày 7cm được khảm đính 12.640 hạt chân trâu, 85 viên ru bi, 203 viên bạch ngọc. Tấm đệm phủ bên trên cũng dày 5cm và đính 2.400 viên trân châu. Trên thi thể được đắp một chiếc chăn dài 280cm, rộng 274cm, trên đính thêm 820 hạt trân châu đựợc dệt bằng sợi vàng ròng, phía trên còn đắp thêm một lớp chăn lưới đính 6.000 hạt trân châu.Khi nhập liệm, Từ Hi đầu đội mũ được kết bằng trân châu đá quý, trên mũ gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, tính theo giá đương thời cũng đến hơn 10 triệu lượng bạc trắng.Tay cầm cành hoa sen bằng ngọc. Phía trước mặt có 18 bức tượng Phật. Trên đỉnh đầu là lá sen bằng phỉ thúy tương đương với khoảng 285 vạn lượng bạc trắng. Hai bên đầu có 10 bức tượng phật bằng vàng ròng và phỉ thúy. Hai bên tay mỗi bên đều có 8 con ngựa và 18 vị La Hán bằng ngọc.Tổng cộng có đủ 108 tượng Phật được khắc bằng vàng ròng, bằng ngọc hoặc đá ru bi với giá trị lên đến 600 vạn lượng bạc trắng. Ngoài ra, còn 2 cây cải thảo làm bằng phỉ thúy, lá chè xanh bằng ngọc hai bên có hai con ong bắp cày màu vàng và nhiều đồ vật quý hiếm giá trị lên đến hàng nghìn vạn luợng bạc.Miệng Từ Hi ngậm viên minh châu theo tương truyền có thể phát sáng trong đêm ngoài 100 bước. Cổ bà ta đeo ba chuỗi hạt, trong đó hai chuỗi bằng trân châu, một chuỗi bằng ru bi. Mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng. Với sự cai trị tàn độc như một bạo chúa, với sự ích kỉ tham lam vô độ của mình, Từ Hi chính là nguời phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nhà Thanh. (Ảnh minh họa: Internet).
Từ Hi thái hậu luôn cho mình là người văn minh nên luôn theo đuổi lối sống văn minh hơn người. Chính vì thế với lối sống xa hoa lãng phí có một không hai của mình bà ta luôn khiến người ta phải rùng mình choáng váng. Theo quy định của triều Thanh, quản lý việc ăn uống của hoàng đế do ngự thiện phòng, ngự trà phòng, nội bột bột phòng, tửu thố phòng, trà khố… thuộc nội vụ phủ trực tiếp quản lý. Trong đó, ngự thiện phòng là lực lượng đông nhất với khoảng hơn 370 người và 10 thái giám.
Nhưng chế độ của lão phật gia được hưởng tương đương như hoàng đế thậm chí còn hơn. Ngự thiện phòng dưới thời của Từ Hi tập trung những đầu bếp giỏi nhất cả nước. Hai bữa chính mỗi bữa sẽ phải đủ 100 đĩa với 100 món khác nhau. Ngoài ra, còn có hai lần ăn nhẹ, mỗi lần ít nhất cũng phải 20 món, còn thông thường là 40 hoặc 50 món. Món ăn mà bà ta thích nhất chính là món vịt hầm. Để nấu được món này phải hầm cách thủy trong vòng ba ngày mới được, và bà ta cũng chỉ ăn 2, 3 thìa thưởng thức hương vị món khoái khẩu mà thôi.
Từ Hi đặc biệt uống trà hoa nhưng đòi hỏi hết sức cầu kỳ. Nước pha trà cần phải lấy nước suối từ núi Ngọc Tuyền. Trà phải được pha vào cốc ngọc, vừa pha trà khô vừa thả hoa tươi để có thể thưởng thức hương thơm của trà và hương thơm của hoa trà. Trà pha xong phải có hai thái giám cung kính dâng lên thỉnh thì Từ Hi mới thèm uống. Mỗi lần bà ta đi tàu hỏa tế lễ trời, trên tàu luôn phải xếp đủ 50 bếp. Mỗi bếp do một đầu bếp phụ trách và chịu trách nhiệm nấu 2 món. Mỗi một đầu bếp được kèm một phụ bếp chuyên phụ củi lửa, chỉ cần thái hậu nói đang đói thì lập tức 50 phụ bếp sẽ quật lửa cật lực.
Ngày 7/11/1894 là sinh nhật tròn 60 tuổi của Từ Hi. Để chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của mình, bà ta vung tay đã chi một vạn lạng vàng ròng, 38 vạn lượng bạc trắng để sắm sửa đồ trang sức, tiêu 23 vạn lượng vàng ròng vào trang phụ, 240 vạn lạng bạc trắng để trang trí lại các cảnh điểm đường từ Di Hòa Viên đến Tử Cấm Thành....Tổng cộng riêng một ngày sinh nhật thái hậu đã tiêu hết 1.000 vạn lạng bạc trắng.
Nhưng choáng váng nhất phải kể đến bữa tiệc Tết năm 1874 đã tiêu tốn gần 400 nghìn lượng vàng của ngân khố nhà Thanh. Bữa tiệc phục vụ 400 thực khách với thực đơn gồm140 món trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt và sẽ được ăn trong vòng 7 ngày đêm diễn ra yến tiệc với thực đơn mỗi hôm sẽ có một món đặc biệt.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc đặc biệt này, ngay từ rắm tháng 2 năm Quý Dậu 1873 mỗi tỉnh thành của Trung Quốc phải cử 10 đầu bếp giỏi nhất về kinh cùng bạc bạc để thống nhất thực đơn. Ngoài vấn đề ăn uống thì những chi phí phục vụ cho các nhu cầu khác của bà ta cũng thật sự khiến người ta sợ hãi. Chỉ tính khăn mặt phục vụ cho bà ta tắm cũng đủ thấy độ xa xỉ. Mỗi lần tắm phải dùng đến 40 cái khăn mà không phải là khăn thường mà nó giống như những tác phẩm thủ công mỹ nghệ. 40 chiếc khăn mà lại giống như đồ thủ công mỹ nghệ nhưng đối với thái hậu mà nói không phải là xa xỉ mà là thể thiện sự văn minh của thái hậu.
Trang phục của bà ta cũng nhiều vô kể. Mỗi lần đi tàu hỏa để đến nơi tế trời, sẽ dành cả một toa tàu dành để trang phục cho. Quần áo khoảng hơn 2000 bộ, giầy dép cũng nhiều vô kể. Thời gian lão phật gia tự đi đặt chân đi bộ là quá ít. Cho nên có những đôi giày tính ra tổng cộng chỉ đi tầm 5, 6 ngày. Bà ta là có thói quen thay trang phục bất cứ lúc nào theo hứng. Trên thực tế trang phục quá nhiều nên một ngày thay có 2, 3 lần thì có rất nhiều bộ mãi cũng chưa từng đuợc mặc đến.
Theo ghi chép, trung bình một ngày bà ta tiêu hết khoảng 4 vạn lạng bạc trắng. Đương thời, những chiến hãm tiên tiến nhất của Anh và Đức cũng có giá khoảng 25 vạn lạng bạc trắng. Có thể nói chỉ trong nửa tháng bà ta đã tiêu mất nửa chiếc tuần dương hạm. Hai tháng có thể mua được một mẫu hạm cao cấp và chi phí của bà ta một năm có thể mua được cả một đội tàu hải quân hiện đại.
Lão thái hậu cả đời luôn theo đuổi “lối sống văn minh”, cả thiên hạ đại Thanh chính là nơi cung cấp cho lối sống xa hoa của bà ta. Ngay cả khi chết bà ta cũng vẫn phải cố văn minh, nhưng hận là không thể mang hết được mọi thứ quý giá xuống mộ.
Theo ghi chép, khi bà ta chết, xác đuợc khâm liệm trong quan tài với lớp đệm dày 7cm được khảm đính 12.640 hạt chân trâu, 85 viên ru bi, 203 viên bạch ngọc. Tấm đệm phủ bên trên cũng dày 5cm và đính 2.400 viên trân châu. Trên thi thể được đắp một chiếc chăn dài 280cm, rộng 274cm, trên đính thêm 820 hạt trân châu đựợc dệt bằng sợi vàng ròng, phía trên còn đắp thêm một lớp chăn lưới đính 6.000 hạt trân châu.
Khi nhập liệm, Từ Hi đầu đội mũ được kết bằng trân châu đá quý, trên mũ gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, tính theo giá đương thời cũng đến hơn 10 triệu lượng bạc trắng.
Tay cầm cành hoa sen bằng ngọc. Phía trước mặt có 18 bức tượng Phật. Trên đỉnh đầu là lá sen bằng phỉ thúy tương đương với khoảng 285 vạn lượng bạc trắng. Hai bên đầu có 10 bức tượng phật bằng vàng ròng và phỉ thúy. Hai bên tay mỗi bên đều có 8 con ngựa và 18 vị La Hán bằng ngọc.
Tổng cộng có đủ 108 tượng Phật được khắc bằng vàng ròng, bằng ngọc hoặc đá ru bi với giá trị lên đến 600 vạn lượng bạc trắng. Ngoài ra, còn 2 cây cải thảo làm bằng phỉ thúy, lá chè xanh bằng ngọc hai bên có hai con ong bắp cày màu vàng và nhiều đồ vật quý hiếm giá trị lên đến hàng nghìn vạn luợng bạc.
Miệng Từ Hi ngậm viên minh châu theo tương truyền có thể phát sáng trong đêm ngoài 100 bước. Cổ bà ta đeo ba chuỗi hạt, trong đó hai chuỗi bằng trân châu, một chuỗi bằng ru bi. Mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng. Với sự cai trị tàn độc như một bạo chúa, với sự ích kỉ tham lam vô độ của mình, Từ Hi chính là nguời phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nhà Thanh. (Ảnh minh họa: Internet).