Tùy Dạng Đế Dương Quảng là vị vua thứ hai và cũng là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc (581-618). Ông là một trong những vị vua khét tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến nước này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy lăng mộ của ông ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô.
Ngay cạnh lăng mộ Tùy Dạng Đế, các nhà khảo cổ cũng phát hiện được lăng mộ Tiêu hoàng hậu - phu nhân của bạo chúa này. Họ đã phát hiện và khai quật khu lăng mộ kể từ tháng 4/2013 nhưng gần đây các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc mới khẳng định lăng mộ này chính là của Tùy Dạng Đế Dương Quảng.Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật, chứng tích khẳng định đây là mộ vua Tùy Dạng Đế trong đó có tấm bia ở góc Nam ngôi mộ khắc năm mất trùng thời điểm ghi chép sử sách có đề cập đến Tùy Dạng Đế qua đời vào năm 618. Theo tư liệu lịch sử, Tùy Dạng Đế Dương Quảng là một vị vua thông minh, có tài văn chương. Ông để lại cho đời hơn 40 bài thơ, cho xây dựng nhiều công trình lớn như Đông Đô Lạc Dương, Trường thành, hào Đại Vận Hà, kho, thành Đại Hưng ở Trường An.... Lăng mộ của Tùy Dạng Đế tọa lạc trên diện tích không lớn lắm so với lăng mộ những vua chúa Trung Hoa khác. Cụ thể, lăng mộ này chỉ nằm trên diện tích khoảng 20 m2. Tùy Dạng Đế cũng chính là người lập ra hệ thống thi cử nhằm chọn ra nhân tài phục vụ đất nước. Hệ thống thi cử trên tồn tại trong khoảng 1.300 năm.
Khi tiến hành khai quật mộ Tùy Dạng Đế, các chuyên gia cho hay di hài vị hoàng đế này chỉ còn lại 2 chiếc răng. Sau đó, họ đem kiểm tra, phân tích nhận dạng răng và xác định chủ nhân của chúng là một người khoảng 50 tuổi. Điều này trùng khớp với tuổi của Tùy Dạng Đế khi ông bị giết trong một cuộc nổi dậy.
Hầm mộ của Tùy Dạng Đế được xây bằng gạch, dài 24,48m, rộng 8,22m và cao 2,76m. Ngôi mộ bao gồm: 1 phòng chính, 2 phòng ở phía Đông và Tây cùng 2 hành lang dẫn đến phòng chính, lối đi chính.
Ở phía Đông Nam hầm mộ của Tùy Dạng Đế là mộ của Tiêu hoàng hậu có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên, mộ của bà có chiều dài 12,64m, rộng 5,9m và cao 1,6m. Trong ảnh là bức tượng gốm được phát hiện trong mộ của Tiêu hoàng hậu.
Hài cốt của Tiêu hoàng hậu còn khá nguyên vẹn. Các chuyên gia Trường Đại học Nam Kinh tiến hành phân tích, kiểm tra di hài trong mộ cho hay đó là thi hài của một người phụ nữ tầm 56 tuổi, cao 1,5m. Thông tin đó khá trùng khớp với những mô tả về Dạng Mẫn Hoàng hậu trong các tài liệu ghi chép, sách lịch sử. Trong ảnh là dụng cụ mài mực viết từ thời nhà Tùy.
Đây là một trong 4 tay nắm cửa hình đầu rồng làm bằng đồng được phát hiện trong khu mộ Tùy Dạng Đế. Hiện vật này vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Đây là một chiếc chuông làm bằng đồng được khai quật trong khu mộ Tùy Dạng Đế. Các chuyên gia còn phát hiện nhiều di sản quý hiếm làm bằng ngọc, đồng, sắt, gốm, gỗ và gỗ sơn...
Trong số những hiện vật quý giá nhất được tìm thấy trong khu mộ của Tùy Dạng Đế có một dây đai bằng ngọc và vàng.Các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 100 di vật trong khu mộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, mộ tặc đã đào trộm và ăn cắp một số cổ vật quý giá tại đây.
Tùy Dạng Đế Dương Quảng là vị vua thứ hai và cũng là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc (581-618). Ông là một trong những vị vua khét tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến nước này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy lăng mộ của ông ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô.
Ngay cạnh lăng mộ Tùy Dạng Đế, các nhà khảo cổ cũng phát hiện được lăng mộ Tiêu hoàng hậu - phu nhân của bạo chúa này. Họ đã phát hiện và khai quật khu lăng mộ kể từ tháng 4/2013 nhưng gần đây các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc mới khẳng định lăng mộ này chính là của Tùy Dạng Đế Dương Quảng.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật, chứng tích khẳng định đây là mộ vua Tùy Dạng Đế trong đó có tấm bia ở góc Nam ngôi mộ khắc năm mất trùng thời điểm ghi chép sử sách có đề cập đến Tùy Dạng Đế qua đời vào năm 618. Theo tư liệu lịch sử, Tùy Dạng Đế Dương Quảng là một vị vua thông minh, có tài văn chương. Ông để lại cho đời hơn 40 bài thơ, cho xây dựng nhiều công trình lớn như Đông Đô Lạc Dương, Trường thành, hào Đại Vận Hà, kho, thành Đại Hưng ở Trường An....
Lăng mộ của Tùy Dạng Đế tọa lạc trên diện tích không lớn lắm so với lăng mộ những vua chúa Trung Hoa khác. Cụ thể, lăng mộ này chỉ nằm trên diện tích khoảng 20 m2. Tùy Dạng Đế cũng chính là người lập ra hệ thống thi cử nhằm chọn ra nhân tài phục vụ đất nước. Hệ thống thi cử trên tồn tại trong khoảng 1.300 năm.
Khi tiến hành khai quật mộ Tùy Dạng Đế, các chuyên gia cho hay di hài vị hoàng đế này chỉ còn lại 2 chiếc răng. Sau đó, họ đem kiểm tra, phân tích nhận dạng răng và xác định chủ nhân của chúng là một người khoảng 50 tuổi. Điều này trùng khớp với tuổi của Tùy Dạng Đế khi ông bị giết trong một cuộc nổi dậy.
Hầm mộ của Tùy Dạng Đế được xây bằng gạch, dài 24,48m, rộng 8,22m và cao 2,76m. Ngôi mộ bao gồm: 1 phòng chính, 2 phòng ở phía Đông và Tây cùng 2 hành lang dẫn đến phòng chính, lối đi chính.
Ở phía Đông Nam hầm mộ của Tùy Dạng Đế là mộ của Tiêu hoàng hậu có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên, mộ của bà có chiều dài 12,64m, rộng 5,9m và cao 1,6m. Trong ảnh là bức tượng gốm được phát hiện trong mộ của Tiêu hoàng hậu.
Hài cốt của Tiêu hoàng hậu còn khá nguyên vẹn. Các chuyên gia Trường Đại học Nam Kinh tiến hành phân tích, kiểm tra di hài trong mộ cho hay đó là thi hài của một người phụ nữ tầm 56 tuổi, cao 1,5m. Thông tin đó khá trùng khớp với những mô tả về Dạng Mẫn Hoàng hậu trong các tài liệu ghi chép, sách lịch sử. Trong ảnh là dụng cụ mài mực viết từ thời nhà Tùy.
Đây là một trong 4 tay nắm cửa hình đầu rồng làm bằng đồng được phát hiện trong khu mộ Tùy Dạng Đế. Hiện vật này vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Đây là một chiếc chuông làm bằng đồng được khai quật trong khu mộ Tùy Dạng Đế. Các chuyên gia còn phát hiện nhiều di sản quý hiếm làm bằng ngọc, đồng, sắt, gốm, gỗ và gỗ sơn...
Trong số những hiện vật quý giá nhất được tìm thấy trong khu mộ của Tùy Dạng Đế có một dây đai bằng ngọc và vàng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 100 di vật trong khu mộ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, mộ tặc đã đào trộm và ăn cắp một số cổ vật quý giá tại đây.