Người ta thường nói, hậu cung hoàng đế có hơn 3 nghìn giai nhân, trên thực tế đây chỉ là cách nói nhằm chỉ số nhiều chứ không phải là số thực. Theo sử sách ghi chép có những hoàng đế hậu cung còn có đến hơn 40 nghìn cung nữ. Điều đáng nói là hậu cung của đế vương Trung Quốc có bao nhiêu hậu phi là do chế độ cung đình thời đó quy định. Như thế căn cứ vào chế độ hậu cung một bậc đế vương sẽ có bao nhiêu hậu phi chính thức?Theo ghi chép trong “Lễ kí hôn nghĩa”: "Thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phu, bát thập nhất ngự thê”. (Tức gồm 1 hoàng hậu, 3 vị phu nhân, 9 tần, 27 thế phu, 81 ngự thê). Nếu nói như thế thì phi tần của hoàng thượng có 121 người, ngoài ra còn có vô số cung nữ lúc nào cũng sẵn sàng có thể được hoàng đế lâm hạnh. Hậu cung người đẹp nhiều như mây, nhưng cũng chỉ để dành phục vụ một người duy nhất là hoàng thượng. Còn với hoàng thượng làm thế nào để có thể lâm hạnh hết đám mỹ nhân hùng hậu như thế?Theo “lễ chế” thì các bậc đế vương có quyền lâm hạnh tất cả các cung nữ trong hậu cung nhưng có nghĩa vụ phải lâm hạnh định kỳ tất cả 121 các phi tần. Xem ra để hoàn thành nhiệm vụ này đối với hoàng đế là điều không dễ dàng và nhẹ nhàng gì. Nếu hoàng đế mới kế vị sẽ biên chế đầy đủ 121 cung tần ở hậu cung. Nếu chẳng may có nàng nào qua đời thì sẽ được bổ sung người khác vào vị trí đó mà không để trống. Đám cung nữ phi tần lần lượt sẽ có người bước vào tuổi 50 thì chế độ thị tẩm sẽ thế nào? Ngoài hoàng hậu và 3 vị phu nhân ra thì những cung phi ngoài 50 tuổi không được phép tiến ngự. Đây cũng là một thực tế đau lòng, hồng nhan chưa nhạt ân tình đã đoạn, nhan sắc chưa phai nhưng hoàng thượng đã không còn mặn mà, tình nghĩa. Một điều quan trọng nữa có lẽ do phụ nữ khi đã đến ngưỡng 50 tuổi khả năng sinh lý đã kém nên không được hoàng thượng sủng hạnh. Số 117 phi tần còn lại khi đến 50 tuổi sẽ phải thay thế bằng người mới, nhưng cho dù thay thế bằng hình thức nào thì số người 121 người không thay đổi.Trên thực tế, Hoàng thượng muốn thị tẩm với cung nữ hay hậu phi nào đều không chịu sự ràng buộc của “lễ chế” mà có quyền tự quyết tuyệt đối. Đương nhiên vẫn có những cách làm thực tế nằm ngoài cái gọi là “ chế độ tiến ngự”, đó chính là “Triệu hạnh” và “Hành hạnh”. Cách làm của Hành hạnh gần giống như của Tư Mã Diễm Tấn Vũ Đế dùng Dương quan (phong dê thành quan) để chọn phi tần, còn Triệu hạnh là cách hoàng thượng tự chọn phi tần và triệu nàng đó đến tẩm cung của mình để thị tẩm.Nhưng cho dù là bằng hình thức nào thì việc được hoàng thượng sủng hạnh luôn là đặc ân với cung phi. Nếu theo “chế độ tiến ngự” thì còn có cơ hội một năm được vài lần gặp hoàng thượng, còn nếu theo chế độ Hành hạnh hay do hoàng thượng tự quyết theo sở thích và sự sủng ái của mình thì có lẽ có cung nữ đến khi qua đời cũng chưa một lần nhận ân điển được hoàng thượng lâm hạnh.
Người ta thường nói, hậu cung hoàng đế có hơn 3 nghìn giai nhân, trên thực tế đây chỉ là cách nói nhằm chỉ số nhiều chứ không phải là số thực. Theo sử sách ghi chép có những hoàng đế hậu cung còn có đến hơn 40 nghìn cung nữ. Điều đáng nói là hậu cung của đế vương Trung Quốc có bao nhiêu hậu phi là do chế độ cung đình thời đó quy định. Như thế căn cứ vào chế độ hậu cung một bậc đế vương sẽ có bao nhiêu hậu phi chính thức?
Theo ghi chép trong “Lễ kí hôn nghĩa”: "Thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phu, bát thập nhất ngự thê”. (Tức gồm 1 hoàng hậu, 3 vị phu nhân, 9 tần, 27 thế phu, 81 ngự thê). Nếu nói như thế thì phi tần của hoàng thượng có 121 người, ngoài ra còn có vô số cung nữ lúc nào cũng sẵn sàng có thể được hoàng đế lâm hạnh. Hậu cung người đẹp nhiều như mây, nhưng cũng chỉ để dành phục vụ một người duy nhất là hoàng thượng. Còn với hoàng thượng làm thế nào để có thể lâm hạnh hết đám mỹ nhân hùng hậu như thế?
Theo “lễ chế” thì các bậc đế vương có quyền lâm hạnh tất cả các cung nữ trong hậu cung nhưng có nghĩa vụ phải lâm hạnh định kỳ tất cả 121 các phi tần. Xem ra để hoàn thành nhiệm vụ này đối với hoàng đế là điều không dễ dàng và nhẹ nhàng gì. Nếu hoàng đế mới kế vị sẽ biên chế đầy đủ 121 cung tần ở hậu cung. Nếu chẳng may có nàng nào qua đời thì sẽ được bổ sung người khác vào vị trí đó mà không để trống. Đám cung nữ phi tần lần lượt sẽ có người bước vào tuổi 50 thì chế độ thị tẩm sẽ thế nào?
Ngoài hoàng hậu và 3 vị phu nhân ra thì những cung phi ngoài 50 tuổi không được phép tiến ngự. Đây cũng là một thực tế đau lòng, hồng nhan chưa nhạt ân tình đã đoạn, nhan sắc chưa phai nhưng hoàng thượng đã không còn mặn mà, tình nghĩa. Một điều quan trọng nữa có lẽ do phụ nữ khi đã đến ngưỡng 50 tuổi khả năng sinh lý đã kém nên không được hoàng thượng sủng hạnh.
Số 117 phi tần còn lại khi đến 50 tuổi sẽ phải thay thế bằng người mới, nhưng cho dù thay thế bằng hình thức nào thì số người 121 người không thay đổi.
Trên thực tế, Hoàng thượng muốn thị tẩm với cung nữ hay hậu phi nào đều không chịu sự ràng buộc của “lễ chế” mà có quyền tự quyết tuyệt đối. Đương nhiên vẫn có những cách làm thực tế nằm ngoài cái gọi là “ chế độ tiến ngự”, đó chính là “Triệu hạnh” và “Hành hạnh”. Cách làm của Hành hạnh gần giống như của Tư Mã Diễm Tấn Vũ Đế dùng Dương quan (phong dê thành quan) để chọn phi tần, còn Triệu hạnh là cách hoàng thượng tự chọn phi tần và triệu nàng đó đến tẩm cung của mình để thị tẩm.
Nhưng cho dù là bằng hình thức nào thì việc được hoàng thượng sủng hạnh luôn là đặc ân với cung phi. Nếu theo “chế độ tiến ngự” thì còn có cơ hội một năm được vài lần gặp hoàng thượng, còn nếu theo chế độ Hành hạnh hay do hoàng thượng tự quyết theo sở thích và sự sủng ái của mình thì có lẽ có cung nữ đến khi qua đời cũng chưa một lần nhận ân điển được hoàng thượng lâm hạnh.