Tống Minh đế (năm 439 - 472), tên húy là Lưu Úc, nắm giữ vương triều từ năm 466 - 472 trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế sau khi người cháu trai hung bạo và bốc đồng Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.Năm đầu tiên khi Lưu Úc kế vị, ông lập Vương Trinh Phong làm hoàng hậu. Bà được biết đến là người có nhân phẩm, học thức, bởi vậy Tống Minh đế từng rất yêu thương Vương hoàng hậu. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.Sau khi trở thành hoàng đế, Lưu Úc tuyển hàng trăm phi tần bổ sung cho hậu cung, dần dần lạnh nhạt với Vương Hoàng hậu. Sau này Hoàng hậu sinh được 2 cô công chúa, không sinh được hoàng tử cho Tống Minh đế. Ảnh: Chân dung minh họa Vương Hoàng hậu.Đáng chú ý, do bản tính phóng túng quá đà, hậu cung của Tống Minh đế không ai di truyền được long chủng cho hoàng đế. Có thuyết cho rằng, dường như lường trước được nghịch cảnh tuyệt tự của mình, Lưu Úc đã nghĩ ra một cách, đó là "mượn giống" của người khác. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, ông đã chọn được quan lệnh Lý Đạo Nhi, vốn là thân cận của Lưu Úc, và là người có công trong việc hiến kế tiêu diệt Lưu Tử Nghiệp. Ảnh minh họa.Một lần, Lưu Úc dò hỏi Lý Đạo Nhi: “Nhà ngươi có mấy người con trai?”. Lý Đạo Nhi trả lời rằng có tổng cộng 10 người con trai và 2 người vợ. Thấy vậy, Lưu Úc khen “giống tốt” và quyết định ban ái thiếp Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi. Ảnh: Chân dung minh họa Lý Đạo Nhi.Sau đó, Lưu Úc mang chuyện này kể cho ái thiếp Trần Diệu Đăng. Vị ái thiếp này không hiểu bản thân đã phạm tội tày trời gì mà bị trách phạt như vậy. Lưu Úc tỏ vẻ động viên, trấn an người đẹp rằng chỉ cần mang thai là ông sẽ lập tức đón cả hai mẹ con về chăm sóc. Thực chất, Tống Minh đế là người vô cùng độc ác, trong lòng vốn suy tính hễ Diệu Đăng mang “giống” của Đạo Nhi lập tức ban tội khi quân phạm thượng cho Lý Đạo Nhi, một mũi tên trúng hai đích. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.Không tới một tháng sau, Diệu Đăng đã có thai, biết được tin Lưu Úc vô cùng vui mừng liền đón Diệu Đăng về cung. Do thời gian mặn nồng với ái thiếp của hoàng đế, Lý Đạo Nhi từng có ý xin hoàng đế ban thưởng cho Trần Diệu Đăng. Kết quả càng tạo cớ cho Lưu Úc giết người diệt khẩu. Trần Diệu Đăng đã không phụ kỳ vọng của Tống Minh đế, sau 9 tháng đã sinh hạ một hoàng tử, Lưu Úc coi đứa bé như con đẻ của mình. Ảnh minh họa.Ngoài việc "mượn giống” của người khác để sinh con nối dõi, vua Lưu Úc còn lo hoàng tử do Trần Diệu Đăng sinh ra yểu mệnh, nên bí mật sai người thám thính các thân vương xem có ai đang có thiếp mang thai, liền đón người đó vào cung, đợi sau khi họ sinh hạ, nếu là con trai thì sẽ giết chết người mẹ để các phi tử của mình làm mẹ ruột của đứa bé. Ảnh minh họa Lưu Úc.Tuy nhiên, Tống Minh đế không ngờ được rằng, khi đứa con trai do Trần Diệu Đăng sinh ra là Lưu Dục lên kế vị (tức Hậu Phế Đế), dân gian lại đặt cho Lưu Dục tên mới là Lý Thị Tử. Ảnh: Chân dung minh họa Hậu Phế Đế.
Tống Minh đế (năm 439 - 472), tên húy là Lưu Úc, nắm giữ vương triều từ năm 466 - 472 trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế sau khi người cháu trai hung bạo và bốc đồng Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.
Năm đầu tiên khi Lưu Úc kế vị, ông lập Vương Trinh Phong làm hoàng hậu. Bà được biết đến là người có nhân phẩm, học thức, bởi vậy Tống Minh đế từng rất yêu thương Vương hoàng hậu. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.
Sau khi trở thành hoàng đế, Lưu Úc tuyển hàng trăm phi tần bổ sung cho hậu cung, dần dần lạnh nhạt với Vương Hoàng hậu. Sau này Hoàng hậu sinh được 2 cô công chúa, không sinh được hoàng tử cho Tống Minh đế. Ảnh: Chân dung minh họa Vương Hoàng hậu.
Đáng chú ý, do bản tính phóng túng quá đà, hậu cung của Tống Minh đế không ai di truyền được long chủng cho hoàng đế. Có thuyết cho rằng, dường như lường trước được nghịch cảnh tuyệt tự của mình, Lưu Úc đã nghĩ ra một cách, đó là "mượn giống" của người khác. Sau khi quan sát kỹ lưỡng, ông đã chọn được quan lệnh Lý Đạo Nhi, vốn là thân cận của Lưu Úc, và là người có công trong việc hiến kế tiêu diệt Lưu Tử Nghiệp. Ảnh minh họa.
Một lần, Lưu Úc dò hỏi Lý Đạo Nhi: “Nhà ngươi có mấy người con trai?”. Lý Đạo Nhi trả lời rằng có tổng cộng 10 người con trai và 2 người vợ. Thấy vậy, Lưu Úc khen “giống tốt” và quyết định ban ái thiếp Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi. Ảnh: Chân dung minh họa Lý Đạo Nhi.
Sau đó, Lưu Úc mang chuyện này kể cho ái thiếp Trần Diệu Đăng. Vị ái thiếp này không hiểu bản thân đã phạm tội tày trời gì mà bị trách phạt như vậy. Lưu Úc tỏ vẻ động viên, trấn an người đẹp rằng chỉ cần mang thai là ông sẽ lập tức đón cả hai mẹ con về chăm sóc. Thực chất, Tống Minh đế là người vô cùng độc ác, trong lòng vốn suy tính hễ Diệu Đăng mang “giống” của Đạo Nhi lập tức ban tội khi quân phạm thượng cho Lý Đạo Nhi, một mũi tên trúng hai đích. Ảnh: Chân dung minh họa Lưu Úc.
Không tới một tháng sau, Diệu Đăng đã có thai, biết được tin Lưu Úc vô cùng vui mừng liền đón Diệu Đăng về cung. Do thời gian mặn nồng với ái thiếp của hoàng đế, Lý Đạo Nhi từng có ý xin hoàng đế ban thưởng cho Trần Diệu Đăng. Kết quả càng tạo cớ cho Lưu Úc giết người diệt khẩu. Trần Diệu Đăng đã không phụ kỳ vọng của Tống Minh đế, sau 9 tháng đã sinh hạ một hoàng tử, Lưu Úc coi đứa bé như con đẻ của mình. Ảnh minh họa.
Ngoài việc "mượn giống” của người khác để sinh con nối dõi, vua Lưu Úc còn lo hoàng tử do Trần Diệu Đăng sinh ra yểu mệnh, nên bí mật sai người thám thính các thân vương xem có ai đang có thiếp mang thai, liền đón người đó vào cung, đợi sau khi họ sinh hạ, nếu là con trai thì sẽ giết chết người mẹ để các phi tử của mình làm mẹ ruột của đứa bé. Ảnh minh họa Lưu Úc.
Tuy nhiên, Tống Minh đế không ngờ được rằng, khi đứa con trai do Trần Diệu Đăng sinh ra là Lưu Dục lên kế vị (tức Hậu Phế Đế), dân gian lại đặt cho Lưu Dục tên mới là Lý Thị Tử. Ảnh: Chân dung minh họa Hậu Phế Đế.