Theo sử sách, khi còn sống, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã tiến hành thử nghiệm nọc độc của rắn trên các tù nhân. Sau khi thất bại trong cuộc chiến chống Đế chế La Mã, bà đã tự sát bằng rắn độc cùng hai người hầu. Bà chọn cách chết này vì quan niệm của người Ai Cập cho rằng đó là con đường dẫn đến cõi bất tử. Ảnh: Bức tranh “Cái chết của nữ hoàng Cleopatra” do họa sĩ Reginald Arthur thực hiện. Hoàng đế La Mã Claudius đã bị cướp ngôi sau vụ đầu độc do Nero, người sau này trở thành bạo chúa khét tiếng lịch sử thực hiện. Không chỉ đầu độc người tiền nhiệm, Nero bạo chúa còn sử dụng loại chất độc có tên Locusta để giết hại mẹ, anh ghẻ và một loạt các đối thủ khác. Năm 1814, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte bị lưu đày đến đảo Elba. Sau đó ông đã được chuyển đến đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vì ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các khám nghiệm sau này cho thấy nồng độ thạch tín cao trong mẫu tóc của Napoleon, dẫn đến nghi vấn rằng ông đã bị những kẻ quản chế mình đầu độc. Theo truyền thuyết, do bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị ám sát, vua Mithridates (cai trị Ba Tư từ 120-63 TCN) đã tự đầu độc mình mỗi ngày bằng một lượng nhỏ chất độc nhằm tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại chất độc khác nhau. Khi thua trận trước hoàng đế La Mã, ông đã cố gắng tự tử bằng thuốc độc nhưng không chết, và đã phải nhờ thuộc hạ dùng gươm kết liễu đời mình.
Với mong muốn trường thọ, Tần Thủy Hoàng của đất nước Trung Quốc cổ đại có thể đã uống một loại “linh đan” có chứa thủy ngân mỗi ngày, theo lời khuyên của các đạo sĩ. Điều này đã khiến ông chết từ từ vì ngộ độc thủy ngân.
Theo sử sách, khi còn sống, nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập đã tiến hành thử nghiệm nọc độc của rắn trên các tù nhân. Sau khi thất bại trong cuộc chiến chống Đế chế La Mã, bà đã tự sát bằng rắn độc cùng hai người hầu. Bà chọn cách chết này vì quan niệm của người Ai Cập cho rằng đó là con đường dẫn đến cõi bất tử. Ảnh: Bức tranh “Cái chết của nữ hoàng Cleopatra” do họa sĩ Reginald Arthur thực hiện.
Hoàng đế La Mã Claudius đã bị cướp ngôi sau vụ đầu độc do Nero, người sau này trở thành bạo chúa khét tiếng lịch sử thực hiện. Không chỉ đầu độc người tiền nhiệm, Nero bạo chúa còn sử dụng loại chất độc có tên Locusta để giết hại mẹ, anh ghẻ và một loạt các đối thủ khác.
Năm 1814, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte bị lưu đày đến đảo Elba. Sau đó ông đã được chuyển đến đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vì ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các khám nghiệm sau này cho thấy nồng độ thạch tín cao trong mẫu tóc của Napoleon, dẫn đến nghi vấn rằng ông đã bị những kẻ quản chế mình đầu độc.
Theo truyền thuyết, do bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị ám sát, vua Mithridates (cai trị Ba Tư từ 120-63 TCN) đã tự đầu độc mình mỗi ngày bằng một lượng nhỏ chất độc nhằm tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại chất độc khác nhau. Khi thua trận trước hoàng đế La Mã, ông đã cố gắng tự tử bằng thuốc độc nhưng không chết, và đã phải nhờ thuộc hạ dùng gươm kết liễu đời mình.
Với mong muốn trường thọ, Tần Thủy Hoàng của đất nước Trung Quốc cổ đại có thể đã uống một loại “linh đan” có chứa thủy ngân mỗi ngày, theo lời khuyên của các đạo sĩ. Điều này đã khiến ông chết từ từ vì ngộ độc thủy ngân.