Lý Chiêu Hoàng tên thật là là Lý Phật Kim (sau đổi tên là Thiên Hinh) là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông. Vua không có con trai lên lập Phật Kim làm thái tử và truyền ngôi báu lúc 8 tuổi và gọi là Lý Chiêu Hoàng.Lúc đó Trần Thủ Độ đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ và mưa tính đoạt vương quyền về tay dòng họ mình. Dưới sự đạo diễn của ông, một người cháu họ là Trần Cảnh, 8 tuổi được đưa vào cung làm Chánh thủ, có nhiệm vụ hầu hạ vua Lý Chiêu Hoàng.Vì cùng lứa tuổi nên Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rất thân thiết. Từ chuyện chơi bời của trẻ con thành chuyện tình duyên. Hai người sau đó kết hôn và Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng.Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, cho mở hội lớn ở điện Thiên An, từ trên ngai vàng bước xuống, trút bỏ áo hoàng bào, chính thức khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.Sự kiện này khiến Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim) và Trần Thái Tông (Trần Cảnh) trở thành đôi vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều làm vua. Sau khi nhường ngôi cho chồng, Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh.Tuy nhiên, Lý Chiêu Hoàng làm vợ Trần Cảnh không lâu thì bị phế ngôi giáng làm công chúa. Nguyên do là làm vợ Trần Thái Tông hơn 10 năm nhưng bà chưa sinh được con trai nối dõi nên Thái sư Trần Thủ Độ ép vua chọn một hoàng hậu khác.Có nhiều giai thoại cho rằng, sau khi bị chồng phụ bạc, Lý Chiêu Hoàng xuất gia đi tu một thời gian.Không lâu sau, vua Trần Cảnh - Trần Thái Tông ép gả bà cho tướng Lê Tần (sau đổi thành Lê Phụ Trần).Khi kết hôn với tướng Lê Phụ Trần, lúc này Lý Chiêu Hoàng đã 40 tuổi.Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Chiêu Thánh trách vua Trần về việc gả chính vợ mình cho bề tôi: “Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”Theo một số tư liệu, sau khi được gả cho Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh theo chồng về ở tại đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) sau đó về Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Bà và Lê Phụ Trần sống hoà hợp, yêu thương nhau.Bà sinh cho Lê Phụ Trần hai người con. Trong đó, con trai Lê Tông khi trưởng thành được phong tước Thượng vị hầu, sau này được ban quốc tính (họ vua) và đổi tên thành Trần Bình Trọng. Ông là danh tướng nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.Theo chính sử, Lý Chiêu Hoàng mất vào đầu năm Mậu Dần (1278) tại quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), thọ 60 tuổi, lăng mộ đặt ở bên rừng Báng thuộc đất Đình Bảng, dân gian gọi đó là lăng Cửa Mả.Theo các nhà sử học, Lý Chiêu Hoàng là nhân vật có số phận đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: 1. Công chúa (nhà Lý), 2. Hoàng Thái tử, 3. Nữ Hoàng đế, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa (nhà Trần), 6. Nhà sư, 7. Phu nhân tướng quân.Mời độc giả xem video: Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24.
Lý Chiêu Hoàng tên thật là là Lý Phật Kim (sau đổi tên là Thiên Hinh) là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông. Vua không có con trai lên lập Phật Kim làm thái tử và truyền ngôi báu lúc 8 tuổi và gọi là Lý Chiêu Hoàng.
Lúc đó Trần Thủ Độ đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ và mưa tính đoạt vương quyền về tay dòng họ mình. Dưới sự đạo diễn của ông, một người cháu họ là Trần Cảnh, 8 tuổi được đưa vào cung làm Chánh thủ, có nhiệm vụ hầu hạ vua Lý Chiêu Hoàng.
Vì cùng lứa tuổi nên Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rất thân thiết. Từ chuyện chơi bời của trẻ con thành chuyện tình duyên. Hai người sau đó kết hôn và Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng.
Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, cho mở hội lớn ở điện Thiên An, từ trên ngai vàng bước xuống, trút bỏ áo hoàng bào, chính thức khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.
Sự kiện này khiến Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim) và Trần Thái Tông (Trần Cảnh) trở thành đôi vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều làm vua. Sau khi nhường ngôi cho chồng, Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu Chiêu Thánh.
Tuy nhiên, Lý Chiêu Hoàng làm vợ Trần Cảnh không lâu thì bị phế ngôi giáng làm công chúa. Nguyên do là làm vợ Trần Thái Tông hơn 10 năm nhưng bà chưa sinh được con trai nối dõi nên Thái sư Trần Thủ Độ ép vua chọn một hoàng hậu khác.
Có nhiều giai thoại cho rằng, sau khi bị chồng phụ bạc, Lý Chiêu Hoàng xuất gia đi tu một thời gian.
Không lâu sau, vua Trần Cảnh - Trần Thái Tông ép gả bà cho tướng Lê Tần (sau đổi thành Lê Phụ Trần).
Khi kết hôn với tướng Lê Phụ Trần, lúc này Lý Chiêu Hoàng đã 40 tuổi.
Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Chiêu Thánh trách vua Trần về việc gả chính vợ mình cho bề tôi: “Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”
Theo một số tư liệu, sau khi được gả cho Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh theo chồng về ở tại đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) sau đó về Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Bà và Lê Phụ Trần sống hoà hợp, yêu thương nhau.
Bà sinh cho Lê Phụ Trần hai người con. Trong đó, con trai Lê Tông khi trưởng thành được phong tước Thượng vị hầu, sau này được ban quốc tính (họ vua) và đổi tên thành Trần Bình Trọng. Ông là danh tướng nổi tiếng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Theo chính sử, Lý Chiêu Hoàng mất vào đầu năm Mậu Dần (1278) tại quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), thọ 60 tuổi, lăng mộ đặt ở bên rừng Báng thuộc đất Đình Bảng, dân gian gọi đó là lăng Cửa Mả.
Theo các nhà sử học, Lý Chiêu Hoàng là nhân vật có số phận đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: 1. Công chúa (nhà Lý), 2. Hoàng Thái tử, 3. Nữ Hoàng đế, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa (nhà Trần), 6. Nhà sư, 7. Phu nhân tướng quân.
Mời độc giả xem video: Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24.