Thừa Thiên Cao hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan (1762-1814), thuộc dòng họ Tống Phúc thị danh giá ở Tống Sơn, Thanh Hóa.Khi Phú Xuân bị quân chúa Trịnh đánh chiếm vào năm Giáp Ngọ (1774), bà Tống Thị Lan theo cha vào Nam đến ở Gia Định. Khi bà 18 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới và lập làm nguyên phi.Bà là người cẩn trọng, có phép tắc lễ độ và nổi tiếng bởi sự hiếu thuận phụng dưỡng mẹ chồng, đồng lòng, đồng cam cộng khổ với vua Gia Long thời gian khó.Khi bị nhà Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đem con trai 3 tuổi là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh giao cho giáo sĩ Bá Đa Lộc làm con tin, sang Pháp hòng cầu thêm ngoại viện.Trong buổi chia ly ông đã chặt đôi nén vàng mỗi người giữ một nửa "Con chúng ta đi rồi, ta cũng sẽ đi đây, phi hãy phụng dưỡng quốc mẫu. Chưa biết sau này gặp nhau ở nơi nào và ở ngày nào, đem vàng này để làm của tin". Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan nhận trọng trách phụng dưỡng mẹ chồng, chăm nom gia tộc suốt thời gian đó.Khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được thành Gia Định liền cho người đón mẹ và vợ về. Từ đây, bà luôn đi theo ông để chăm lo mọi việc.Năm 1793, Nguyễn Phúc Ánh đề nghị bà làm mẹ nuôi cho hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) dù mẹ đẻ của hoàng tử còn đang khỏe mạnh. Bà bằng lòng với điều kiện chồng phải viết giao ước. Nguyễn Phúc Ánh đồng ý, từ đó hoàng tử Đảm về ở hẳn với bà.Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ hoàn toàn nhà Tây Sơn, lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long. Sau đó một năm, bà được lập làm vương hậu và năm 1806 thì được phong làm hoàng hậu.Tiếc rằng hưởng phúc không được bao lâu hoàng hậu qua đời năm 1814, thọ 53 tuổi. Vua Gia Long thương tiếc, khóc lóc rất thảm thiết, để tang bà một năm theo lễ.Hoàng hậu được hiệp táng ngay sát cạnh mộ vua Gia Long trong khuôn viên Thiên Thọ lăng. Đây là lăng tẩm duy nhất của nhà Nguyễn có mộ vua và hoàng hậu đặt song song nhau. (Ảnh: Mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.)Các nhà sử học cho rằng, dù có được tình yêu của vua, song cuộc đời của Thừa Thiên Cao hoàng hậu nhiều trắc trở. Bà hạ sinh được 2 hoàng tử nhưng đều mất sớm. Người con tên là Chiêu chết yểu. Người thứ hai là Anh Duệ Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh cũng bạc mệnh mất sớm.Hoàng tử Cảnh khi 3 tuổi đã theo Bá Đa Lộc làm con tin, lênh đênh chân trời góc bể, sau này ở ngôi đông cung thái tử chưa được bao lâu thì mắc bệnh đậu mùa rồi mất khi mới 21 tuổi.Ngoài ra, con cháu bà dù thuộc dòng đích (con cả) của vua Gia Long nhưng cũng chịu đắng cay không kém. Họ chịu nhiều trầm luân trong cuộc củng cố vương quyền dưới thời Minh Mạng khi kẻ chết, người bị giáng làm thường dân. (Ảnh: Mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.)Sau này, người ta để ý rằng, hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng tên là Lan. Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan cũng có cuộc đời buồn, nhiều nước mắt. Như vậy cả hai bà hoàng đầu tiên và cuối cùng đều tên Lan, chung số phận truân chuyên, trắc trở.Mời độc giả xem video:Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH. Nguồn: VTV24.
Thừa Thiên Cao hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan (1762-1814), thuộc dòng họ Tống Phúc thị danh giá ở Tống Sơn, Thanh Hóa.
Khi Phú Xuân bị quân chúa Trịnh đánh chiếm vào năm Giáp Ngọ (1774), bà Tống Thị Lan theo cha vào Nam đến ở Gia Định. Khi bà 18 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh đã đích thân đem lễ vật đến hỏi cưới và lập làm nguyên phi.
Bà là người cẩn trọng, có phép tắc lễ độ và nổi tiếng bởi sự hiếu thuận phụng dưỡng mẹ chồng, đồng lòng, đồng cam cộng khổ với vua Gia Long thời gian khó.
Khi bị nhà Tây Sơn truy đuổi gắt gao, Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh đem con trai 3 tuổi là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh giao cho giáo sĩ Bá Đa Lộc làm con tin, sang Pháp hòng cầu thêm ngoại viện.
Trong buổi chia ly ông đã chặt đôi nén vàng mỗi người giữ một nửa "Con chúng ta đi rồi, ta cũng sẽ đi đây, phi hãy phụng dưỡng quốc mẫu. Chưa biết sau này gặp nhau ở nơi nào và ở ngày nào, đem vàng này để làm của tin". Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan nhận trọng trách phụng dưỡng mẹ chồng, chăm nom gia tộc suốt thời gian đó.
Khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại được thành Gia Định liền cho người đón mẹ và vợ về. Từ đây, bà luôn đi theo ông để chăm lo mọi việc.
Năm 1793, Nguyễn Phúc Ánh đề nghị bà làm mẹ nuôi cho hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng) dù mẹ đẻ của hoàng tử còn đang khỏe mạnh. Bà bằng lòng với điều kiện chồng phải viết giao ước. Nguyễn Phúc Ánh đồng ý, từ đó hoàng tử Đảm về ở hẳn với bà.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ hoàn toàn nhà Tây Sơn, lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long. Sau đó một năm, bà được lập làm vương hậu và năm 1806 thì được phong làm hoàng hậu.
Tiếc rằng hưởng phúc không được bao lâu hoàng hậu qua đời năm 1814, thọ 53 tuổi. Vua Gia Long thương tiếc, khóc lóc rất thảm thiết, để tang bà một năm theo lễ.
Hoàng hậu được hiệp táng ngay sát cạnh mộ vua Gia Long trong khuôn viên Thiên Thọ lăng. Đây là lăng tẩm duy nhất của nhà Nguyễn có mộ vua và hoàng hậu đặt song song nhau. (Ảnh: Mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.)
Các nhà sử học cho rằng, dù có được tình yêu của vua, song cuộc đời của Thừa Thiên Cao hoàng hậu nhiều trắc trở. Bà hạ sinh được 2 hoàng tử nhưng đều mất sớm. Người con tên là Chiêu chết yểu. Người thứ hai là Anh Duệ Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh cũng bạc mệnh mất sớm.
Hoàng tử Cảnh khi 3 tuổi đã theo Bá Đa Lộc làm con tin, lênh đênh chân trời góc bể, sau này ở ngôi đông cung thái tử chưa được bao lâu thì mắc bệnh đậu mùa rồi mất khi mới 21 tuổi.
Ngoài ra, con cháu bà dù thuộc dòng đích (con cả) của vua Gia Long nhưng cũng chịu đắng cay không kém. Họ chịu nhiều trầm luân trong cuộc củng cố vương quyền dưới thời Minh Mạng khi kẻ chết, người bị giáng làm thường dân. (Ảnh: Mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.)
Sau này, người ta để ý rằng, hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng tên là Lan. Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan cũng có cuộc đời buồn, nhiều nước mắt. Như vậy cả hai bà hoàng đầu tiên và cuối cùng đều tên Lan, chung số phận truân chuyên, trắc trở.