Trong khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ với quy mô khá lớn nằm khuất sâu về phía bên trái... Ảnh: Các bậc thang dẫn lên đỉnh đồi nơi đặt lăng mộ vua Kiến Phúc.
Đó chính là Bồi Lăng - lăng của vua Kiến Phúc (1869 - 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam. Ảnh: Toàn cảnh khu lăng mộ.
Vua Kiến Phúc có tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - em trai vua Tự Đức. Vì không có con, vua Tự Đức đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi từ lúc 2 tuổi. Ảnh: Cổng vào mộ và vòng thành ngoài.
Sau khi vua Dục Đức và Hiệp Hòa mất, Ưng Đăng được hai quan Phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi năm 1883, và lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi ấy, vua mới 14 tuổi, và mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định cả. Ảnh: Tấm bình phong sau cổng vào lăng mộ.
Ở ngôi được 8 tháng thì Kiến Phúc qua đời. Quanh cái chết của ông có nhiều giả thiết khác nhau. Ảnh: Bình phong và vòng thành trong bao bọc mộ vua.
Theo chính sử nhà Nguyễn, vua Kiến Phúc mất vì bệnh. Tuy nhiên, có lời đồn rằng nhà vua chết là do Nguyễn Văn Tường đầu độc để bịt đầu mối, do vua biết ông này thông dâm với bà Học phi Nguyễn Thị (vợ vua Tự Đức) - mẹ nuôi của Kiến Phúc. Ảnh: Nấm mộ của vua Kiến Phúc.
Ngoài ra còn có giả thuyết rằng Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc để tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn nhằm dễ việc nắm trọn quyền bính... Ảnh: Khoảng sân phía trước lăng mộ.
So với các lăng mộ của hoàng đế nhà Nguyễn, lăng Kiến Phúc không có khuôn viên riêng (nằm trong quần thể kiến trúc lăng Tự Đức) và quy mô khá khiêm tốn. Ảnh: Khu tẩm điện - nơi thờ vua Kiến Phúc nằm trên một ngọn đồi bên trái lăng mộ.
Do lăng nằm ở một vị trí khá khuất nên rất ít người để ý mỗi khi đến thăm lăng Tự Đức. Ảnh: Mặt trước của tẩm điện.
Dù vậy, đây vẫn là một lăng mộ hoành tráng và còn khá nguyên vẹn nếu so với mặt bằng chung của các lăng mộ hoàng tộc Nguyễn ở Huế. Ảnh: Toàn cảnh quần thể lăng tẩm của vua Kiến Phúc với tẩm điện ở bên trái, lăng mộ bên phải.
Trong khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ với quy mô khá lớn nằm khuất sâu về phía bên trái... Ảnh: Các bậc thang dẫn lên đỉnh đồi nơi đặt lăng mộ vua Kiến Phúc.
Đó chính là Bồi Lăng - lăng của vua Kiến Phúc (1869 - 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam. Ảnh: Toàn cảnh khu lăng mộ.
Vua Kiến Phúc có tên húy Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - em trai vua Tự Đức. Vì không có con, vua Tự Đức đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi từ lúc 2 tuổi. Ảnh: Cổng vào mộ và vòng thành ngoài.
Sau khi vua Dục Đức và Hiệp Hòa mất, Ưng Đăng được hai quan Phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi năm 1883, và lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Khi ấy, vua mới 14 tuổi, và mọi việc trong triều đều do hai quan Phụ chính quyết định cả. Ảnh: Tấm bình phong sau cổng vào lăng mộ.
Ở ngôi được 8 tháng thì Kiến Phúc qua đời. Quanh cái chết của ông có nhiều giả thiết khác nhau. Ảnh: Bình phong và vòng thành trong bao bọc mộ vua.
Theo chính sử nhà Nguyễn, vua Kiến Phúc mất vì bệnh. Tuy nhiên, có lời đồn rằng nhà vua chết là do Nguyễn Văn Tường đầu độc để bịt đầu mối, do vua biết ông này thông dâm với bà Học phi Nguyễn Thị (vợ vua Tự Đức) - mẹ nuôi của Kiến Phúc. Ảnh: Nấm mộ của vua Kiến Phúc.
Ngoài ra còn có giả thuyết rằng Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc để tôn một vị vua nhỏ tuổi hơn nhằm dễ việc nắm trọn quyền bính... Ảnh: Khoảng sân phía trước lăng mộ.
So với các lăng mộ của hoàng đế nhà Nguyễn, lăng Kiến Phúc không có khuôn viên riêng (nằm trong quần thể kiến trúc lăng Tự Đức) và quy mô khá khiêm tốn. Ảnh: Khu tẩm điện - nơi thờ vua Kiến Phúc nằm trên một ngọn đồi bên trái lăng mộ.
Do lăng nằm ở một vị trí khá khuất nên rất ít người để ý mỗi khi đến thăm lăng Tự Đức. Ảnh: Mặt trước của tẩm điện.
Dù vậy, đây vẫn là một lăng mộ hoành tráng và còn khá nguyên vẹn nếu so với mặt bằng chung của các lăng mộ hoàng tộc Nguyễn ở Huế. Ảnh: Toàn cảnh quần thể lăng tẩm của vua Kiến Phúc với tẩm điện ở bên trái, lăng mộ bên phải.