Lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 - 1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng mộ vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. Cổng chính dẫn vào lăng mộ gồm những pano pháp lam và với tấm bia đặt ở giữa, được gọi là bia Tam vương (ba vua). Toàn bộ khuôn viên lăng có một lớp tường thành cao chừng 1m80 bao quanh. Ở mặt trước của thành, chính giữa là một khoảng trống, hai bên là hai cổng dẫn vào trong.
Sau lớp thành ngoài là thành giữa với cánh cổng gạch vòm cung truyền thống của thời Nguyễn. Trước thành có lan can thấp với hai cổng vào tương ứng với hai cổng ở vòng thành ngoài.
Sau cổng vòm là bình phong và vòng thành cuối cùng bao quanh mộ Hoàng tử Kiên Thái Vương.
Mộ phần có thiết kế đơn giản với hai khối chữ nhật chồng lên nhau, giống như mộ nhiều hoàng thân khác của nhà Nguyễn.
Một điểm độc đáo của lăng Kiên Thái Vương là phía trước khu lăng mộ có 2 bi đình (nhà bia) nằm đối xứng ở hai bên trái và phải. Các lăng mộ khác của vua chúa và hoàng thân nhà Nguyễn chỉ có 1 nhà bia.
Mỗi nhà bia có 4 đôi rồng đá tạc trên thành các bậc cấp quay về 4 hướng. Tường được khảm sứ rất kỳ công.
Bia đá bên trong nhà bia.
Nhìn chung, bố cục của lăng Kiên Thái Vương rất cân xứng, đăng đối với trục chính hướng Nam theo thuật Phong thuỷ rất được coi trọng lúc bấy giờ.Nghệ thuật khảm sứ ở khu lăng mộ cũng được đánh giá rất cao. Các nhà nghiên cứu Pháp đầu thế kỷ 20 đã nhận xét: "Người ta cũng thấy được ở ngôi lăng này những hình trang trí khảm rất phong phú và rất có hiệu quả. Những người thợ trang trí đã biết rút từ sự phối hợp màu sắc của những mảnh sành sứ ra vẻ đẹp mỹ diệu".
Theo các tư liệu lịch sử, để xây cất lăng Kiên Thái Vương, triều đình đã trưng tập hàng vạn thợ thuyền khắp mọi nơi, công sức đào, đắp, cải tạo cả một vùng đồi núi là rất lớn và đích thân vua Đồng Khánh đã đến ngự tại công trường nhiều ngày để chăm lo xây dựng và hoàn thiện đồ án.
Dù có những giá trị kiến trúc rất độc đáo, nhưng sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, lăng Kiên Thái Vương đã xuống cấp nặng nề và tồn tại như một phế tích.
Lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 - 1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng mộ vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. Cổng chính dẫn vào lăng mộ gồm những pano pháp lam và với tấm bia đặt ở giữa, được gọi là bia Tam vương (ba vua).
Toàn bộ khuôn viên lăng có một lớp tường thành cao chừng 1m80 bao quanh. Ở mặt trước của thành, chính giữa là một khoảng trống, hai bên là hai cổng dẫn vào trong.
Sau lớp thành ngoài là thành giữa với cánh cổng gạch vòm cung truyền thống của thời Nguyễn. Trước thành có lan can thấp với hai cổng vào tương ứng với hai cổng ở vòng thành ngoài.
Sau cổng vòm là bình phong và vòng thành cuối cùng bao quanh mộ Hoàng tử Kiên Thái Vương.
Mộ phần có thiết kế đơn giản với hai khối chữ nhật chồng lên nhau, giống như mộ nhiều hoàng thân khác của nhà Nguyễn.
Một điểm độc đáo của lăng Kiên Thái Vương là phía trước khu lăng mộ có 2 bi đình (nhà bia) nằm đối xứng ở hai bên trái và phải. Các lăng mộ khác của vua chúa và hoàng thân nhà Nguyễn chỉ có 1 nhà bia.
Mỗi nhà bia có 4 đôi rồng đá tạc trên thành các bậc cấp quay về 4 hướng. Tường được khảm sứ rất kỳ công.
Bia đá bên trong nhà bia.
Nhìn chung, bố cục của lăng Kiên Thái Vương rất cân xứng, đăng đối với trục chính hướng Nam theo thuật
Phong thuỷ rất được coi trọng lúc bấy giờ.
Nghệ thuật khảm sứ ở khu lăng mộ cũng được đánh giá rất cao. Các nhà nghiên cứu Pháp đầu thế kỷ 20 đã nhận xét: "Người ta cũng thấy được ở ngôi lăng này những hình trang trí khảm rất phong phú và rất có hiệu quả. Những người thợ trang trí đã biết rút từ sự phối hợp màu sắc của những mảnh sành sứ ra vẻ đẹp mỹ diệu".
Theo các tư liệu lịch sử, để xây cất lăng Kiên Thái Vương, triều đình đã trưng tập hàng vạn thợ thuyền khắp mọi nơi, công sức đào, đắp, cải tạo cả một vùng đồi núi là rất lớn và đích thân vua Đồng Khánh đã đến ngự tại công trường nhiều ngày để chăm lo xây dựng và hoàn thiện đồ án.
Dù có những giá trị
kiến trúc rất độc đáo, nhưng sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, lăng Kiên Thái Vương đã xuống cấp nặng nề và tồn tại như một phế tích.