Im lặng khi thị tẩm với Hoàng đế và hàng loạt quy tắc cho phi tần

Google News

 Mặc dù sống trong nhung lụa nhưng các nàng hậu phi buộc phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, nhất là chuyện thị tẩm với Hoàng đế.

Phi tần được vua chọn thị tẩm không được đeo trang sức khi quan hệ và hàng loạt những quy tắc phải tuân theo nếu không muốn bị tống vào ngục giam

Khi thị tẩm với Hoàng đế, ngoài chuyện để mặc thái giám đụng chạm khắp người, các phi tần còn phải nắm rõ nhiều nguyên tắc quan trọng

Trong thời kỳ Trung Hoa cổ xưa, Hoàng đế là người nắm quyền lực tối cao và có 3000 cung tần mỹ nữ sống trong hậu cung của mình. Trong thời nhà Thanh, hệ thống phân cấp bậc và quy định thị tẩm đã được xây dựng chặt chẽ.
Im lang khi thi tam voi Hoang de va hang loat quy tac cho phi tan
 Ảnh minh họa.
 
Với một số nữ nhân ngày xưa, được nhập cung là một cơ hội đổi đời. Một khi được Hoàng đế sủng ái, vị phi tần đó sẽ có địa vị cao hơn, sự giàu sang và quyền lực sẽ ngày càng nhiều.
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bị "mắc kẹt" cả đời ở thâm cung, sống đau đớn ngày qua ngày. Quy định trong hoàng cung rất nghiêm khắc, dù là ở vị trí nào đều phải tuân theo, đặc biệt nhất là khi hầu hạ Hoàng đế tại tẩm cung riêng.

Tên các hậu phi sẽ được khắc trên các thẻ gỗ, sau đó Hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài, người được chọn sẽ hầu hạ Hoàng đế trong tối ngày hôm đó.

Nếu may mắn được Hoàng đế lựa chọn thẻ bài, vị phi tần đó sẽ phải nhanh chóng thay y phục, tắm rửa sạch sẽ và thoa một số hương liệu lên cơ thể. Sau đó họ sẽ không mặc lại quần áo mà quấn chăn kín người rồi nằm chờ trên giường. Đến đúng giờ đã định, 3 - 4 thái giám sẽ đến nâng vị phi tần đó đến tẩm cung của Hoàng đế.

Sau khi đến tẩm cung của Hoàng đế, thái giám bẩm báo vị phi tần kia đã sẵn sàng thì họ mới bắt đầu "ân ái".

Ngoài ra còn một nguyên tắc quan trọng khác mà các hậu phi đều được chỉ dạy khi mới nhập cung: Không phát ra bất kỳ tiếng động nào trong quá trình thị tẩm. Thậm chí, họ không được phép mang bất kỳ món trang sức nào.

Nguyên nhân có lẽ bởi vì nếu xuất hiện thích khách hoặc chính vị phi tần đó có ý muốn sát hại Hoàng đế thì tiếng ồn sẽ khiến thái giám và quân lính đứng bên ngoài không thể nắm được tình hình để cứu giá.

Trong suốt thời gian đấy, sẽ luôn có một số thái giám đứng cạnh giường của Hoàng đế chờ lệnh, nơi họ đứng chỉ ngăn cách với bên trong bằng một bức màn mỏng. Khi những thái giám phát hiện vị phi tần bên trong có hành động sai trái, họ sẽ ho nhẹ một vài lần để nhắc nhở.

Điều này đồng nghĩa với chuyện thái giám sẽ nhìn thấy toàn bộ nhất cử nhất động của Hoàng đế và phi tần.
Im lang khi thi tam voi Hoang de va hang loat quy tac cho phi tan-Hinh-2
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, ngoại trừ Hoàng hậu thì những nàng phi tử khác đều không có tư cách ngủ lại tẩm phòng của Hoàng đế. Quá trình thị tẩm đều được quy định diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Khi đến thời điểm phải kết thúc, các thái giám đứng cạnh giường sẽ hô to một tiếng.

Âm thanh này đồng nghĩa với chuyện thông báo với Hoàng đế rằng đã hết thời gian thị tẩm. Nếu Hoàng đế không có phản hồi thì thái giám sẽ tiếp tục ho nhẹ đến khi nhận được câu trả lời.

Sau đó, thái giám sẽ hỏi Hoàng đế: Giữ hay không giữ. Nếu đáp án là không giữ, các thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng để những gì mà Hoàng đế đã để lại trong cơ thể của nữ nhân đó chảy ra ngoài.

Nhưng nếu Hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy giấy bút ghi chép chi tiết lại để làm cơ sở đối chiếu về sau.

Kế đó, vị phi tần vừa kết thúc thị tẩm sẽ được quấn chăn rồi đưa về cung theo cách thức cũ. Đây cũng là một trong những việc khiến các phi tần cảm thấy xấu hổ và khó chịu vì không được xem trọng. Bởi họ không có thời gian để sửa soạn bản thân, cũng không thể mặc quần áo kín cơ thể trước bị các thái giám mang đi. Lúc này, họ trông như một món hàng hóa.

Nếu vị hậu phi nào vô tình hoặc cố vi phạm những quy tắc trên sẽ bị xử lý ngay lập tức, hình phạt dành cho các nữ nhân hậu cung có thể là cấm túc, phạt quỳ, vả miệng, đánh gậy, hạ chức, giáng thành nô tỳ, đưa vào lãnh cung,...
Theo Pháp luật và bạn đọc

>> xem thêm

Bình luận(0)