Lê Long Đĩnh (986-1009) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 1005 đến 1009. Dù làm vua không lâu, Lê Long Đĩnh để lại nhiều tiếng xấu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, để giành được ngôi báu, Lê Long Đĩnh đã hãm hại anh trai Lê Long Việt (Lê Trung Tông). Do thói ăn chơi vô độ, Long Đĩnh mắc bệnh không thể ngồi được, phải nằm thiết triều nên còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Sau khi Long Đĩnh qua đời ở tuổi 24, triều thần đã tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý bắt đầu. Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của triều đại nhà Lý, lên ngôi khi mới 3 tuổi. Trong giai đoạn đầu trị vì, nhờ có thái phó Tô Hiến Thành ra sức phò tá, đất nước giữ được sự yên ổn. Sau khi thái phó họ Tô qua đời, vua Lý Cao Tông như con thuyền mất lái. Trẻ người non dạ, lại không có người thẳng thắn can gián, Lý Cao Tông ngày càng sa vào thói ăn chơi. Đất nước suy kiệt, giặc cướp nổi lên. Cơ nghiệp nhà Lý suy yếu từ đây, đến năm 1225 thì sụp đổ hẳn. Trần Dụ Tông (1336-1369) là vua thứ bảy của triều Trần. Trong giai đoạn làm vua, Dụ Tông lười nhác chính sự, thích ăn chơi hưởng lạc, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung, cùng quần thần thi uống rượu ban thưởng… Chính thói ăn chơi vô độ đó đã khiến nhiều danh thần xa rời triều chính, lộng thần nổi lên, cơ đồ nhà Trần suy yếu. Lê Nghi Dân (1439-1460) là hoàng đế thứ tư của triều đại Lê sơ. Để giành được ngôi báu, Lê Nghi Dân đã hãm hại em trai (Lê Nhân Tông) rồi tự lập mình làm vua. Không được lòng người ủng hộ, công thần hợp sức lật đổ ông vua bạo ngược để lập minh quân Lê Thánh Tông. Lê Uy Mục (1488-1509) là một trong những bạo chúa khét tiếng trong lịch sử. Ngay khi lên ngôi, Uy Mục đã hại chết cả tổ mẫu lẫn những đại thần không ủng hộ, ban đêm thì uống rượu say và giết chết cung nữ. Đánh giá về ông vua này, sứ thần Trung Quốc đã gọi Lê Uy Mục là "Quỷ vương". Sau này, Lê Uy Mục bị chính hoàng tộc dấy binh khởi nghĩa, lật đổ ngai vàng và giết chết. Lê Tương Dực (1495-1516) có tên húy Lê Oanh, cháu nội vua Lê Thánh Tông. Đóng vai trò quyết định trong việc lật đổ Lê Uy Mục, cuối cùng, Lê Tương Dực cũng lại đi theo vết xe đổ của "Quỷ vương". Cầm quyền hơn 6 năm, giai đoạn đầu, vua ban hành, thực hiện một số chính sách tiến bộ nhưng sau đó ngày càng hư đốn, háo sắc, dâm dục nên có biệt danh “vua Lợn”. Năm 1516, Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản khởi binh giết hại. Mạc Mậu Hợp (?- 1392) là vua chính thức cuối cùng của triều Mạc. Một số tài liệu cho rằng trong thời làm vua Mạc, bên cạnh một số chính sách tiến bộ, Mạc Mậu Hợp cũng mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Cuối cùng, ông bị Trịnh Tùng đánh bại và bắt được, đem treo sống 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề. Lê Chiêu Thống (1765-1793) tự biến mình từ hoàng đế thành kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cuối cùng phải đón nhận kết cục bi thảm. Cuối năm 1788, lợi dụng hành động rước voi giày mả tổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu 1789 khiến Lê Chiêu Thống rơi vào bước đường cùng, phải chạy trốn sang Trung Quốc. Ở xứ người, Lê Chiêu Thống bị vua tôi nhà Thanh ngược đãi, bôi nhọ, cuối cùng sinh bệnh mà chết, không còn cơ hội trở về quê hương. Đồng Khánh (1864-1889) là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn. Tại vị từ năm 1885 đến 1889, ông nổi tiếng là một vị vua bù nhìn thân Pháp. Sau khi lên làm vua, mọi việc người Pháp yêu cầu, Đồng Khánh đều răm rắp nghe theo. Không chỉ công khai thừa nhận nước Pháp là “thượng quốc”, ông vua này còn khen thưởng quan lính Pháp "có công" đàn áp phong trào yêu nước của người Việt. Để ban thưởng cho sự ngoan ngoãn của Đồng Khánh, người Pháp cho ông hưởng thụ một cuộc sống xa hoa với những buổi tiệc tùng hoành tráng, trang phục khảm ngọc dát vàng… Cuộc đời của Đồng Khánh chấm dứt ở tuổi 25 trong sự bàng quan của người đời. Khải Định là ông vua thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì 10 năm (1915-1925). Trước khi lên ngôi, Khải Định được biết đến là người ham mê cờ bạc, nợ nần nhiều đến nỗi không thể trả hết. Sau khi lên làm vua, ông ta tự biến mình thành con rối trong tay người Pháp, để rồi bị người đời mỉa mai là “ông tổ của nghề nịnh nọt”.
Lê Long Đĩnh (986-1009) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 1005 đến 1009. Dù làm vua không lâu, Lê Long Đĩnh để lại nhiều tiếng xấu. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, để giành được ngôi báu, Lê Long Đĩnh đã hãm hại anh trai Lê Long Việt (Lê Trung Tông). Do thói ăn chơi vô độ, Long Đĩnh mắc bệnh không thể ngồi được, phải nằm thiết triều nên còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Sau khi Long Đĩnh qua đời ở tuổi 24, triều thần đã tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý bắt đầu.
Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của triều đại nhà Lý, lên ngôi khi mới 3 tuổi. Trong giai đoạn đầu trị vì, nhờ có thái phó Tô Hiến Thành ra sức phò tá, đất nước giữ được sự yên ổn. Sau khi thái phó họ Tô qua đời, vua Lý Cao Tông như con thuyền mất lái. Trẻ người non dạ, lại không có người thẳng thắn can gián, Lý Cao Tông ngày càng sa vào thói ăn chơi. Đất nước suy kiệt, giặc cướp nổi lên. Cơ nghiệp nhà Lý suy yếu từ đây, đến năm 1225 thì sụp đổ hẳn.
Trần Dụ Tông (1336-1369) là vua thứ bảy của triều Trần. Trong giai đoạn làm vua, Dụ Tông lười nhác chính sự, thích ăn chơi hưởng lạc, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung, cùng quần thần thi uống rượu ban thưởng… Chính thói ăn chơi vô độ đó đã khiến nhiều danh thần xa rời triều chính, lộng thần nổi lên, cơ đồ nhà Trần suy yếu.
Lê Nghi Dân (1439-1460) là hoàng đế thứ tư của triều đại Lê sơ. Để giành được ngôi báu, Lê Nghi Dân đã hãm hại em trai (Lê Nhân Tông) rồi tự lập mình làm vua. Không được lòng người ủng hộ, công thần hợp sức lật đổ ông vua bạo ngược để lập minh quân Lê Thánh Tông.
Lê Uy Mục (1488-1509) là một trong những bạo chúa khét tiếng trong lịch sử. Ngay khi lên ngôi, Uy Mục đã hại chết cả tổ mẫu lẫn những đại thần không ủng hộ, ban đêm thì uống rượu say và giết chết cung nữ. Đánh giá về ông vua này, sứ thần Trung Quốc đã gọi Lê Uy Mục là "Quỷ vương". Sau này, Lê Uy Mục bị chính hoàng tộc dấy binh khởi nghĩa, lật đổ ngai vàng và giết chết.
Lê Tương Dực (1495-1516) có tên húy Lê Oanh, cháu nội vua Lê Thánh Tông. Đóng vai trò quyết định trong việc lật đổ Lê Uy Mục, cuối cùng, Lê Tương Dực cũng lại đi theo vết xe đổ của "Quỷ vương". Cầm quyền hơn 6 năm, giai đoạn đầu, vua ban hành, thực hiện một số chính sách tiến bộ nhưng sau đó ngày càng hư đốn, háo sắc, dâm dục nên có biệt danh “vua Lợn”. Năm 1516, Lê Tương Dực bị Trịnh Duy Sản khởi binh giết hại.
Mạc Mậu Hợp (?- 1392) là vua chính thức cuối cùng của triều Mạc. Một số tài liệu cho rằng trong thời làm vua Mạc, bên cạnh một số chính sách tiến bộ, Mạc Mậu Hợp cũng mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Cuối cùng, ông bị Trịnh Tùng đánh bại và bắt được, đem treo sống 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề.
Lê Chiêu Thống (1765-1793) tự biến mình từ hoàng đế thành kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cuối cùng phải đón nhận kết cục bi thảm. Cuối năm 1788, lợi dụng hành động rước voi giày mả tổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu 1789 khiến Lê Chiêu Thống rơi vào bước đường cùng, phải chạy trốn sang Trung Quốc. Ở xứ người, Lê Chiêu Thống bị vua tôi nhà Thanh ngược đãi, bôi nhọ, cuối cùng sinh bệnh mà chết, không còn cơ hội trở về quê hương.
Đồng Khánh (1864-1889) là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn. Tại vị từ năm 1885 đến 1889, ông nổi tiếng là một vị vua bù nhìn thân Pháp. Sau khi lên làm vua, mọi việc người Pháp yêu cầu, Đồng Khánh đều răm rắp nghe theo. Không chỉ công khai thừa nhận nước Pháp là “thượng quốc”, ông vua này còn khen thưởng quan lính Pháp "có công" đàn áp phong trào yêu nước của người Việt. Để ban thưởng cho sự ngoan ngoãn của Đồng Khánh, người Pháp cho ông hưởng thụ một cuộc sống xa hoa với những buổi tiệc tùng hoành tráng, trang phục khảm ngọc dát vàng… Cuộc đời của Đồng Khánh chấm dứt ở tuổi 25 trong sự bàng quan của người đời.
Khải Định là ông vua thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì 10 năm (1915-1925). Trước khi lên ngôi, Khải Định được biết đến là người ham mê cờ bạc, nợ nần nhiều đến nỗi không thể trả hết. Sau khi lên làm vua, ông ta tự biến mình thành con rối trong tay người Pháp, để rồi bị người đời mỉa mai là “ông tổ của nghề nịnh nọt”.