Hé lộ diệu kế phong thủy giúp nhà Tống lập quốc

Google News

(Kiến Thức) - Chính nhờ có long khí của Lạc Dương nuôi dưỡng mà "Chân Long" Triệu Khuông Dận đã nhanh chóng cất cánh bay cao.

Cuối đời Đường, xã hội rối ren, phiên trấn đầy họa, quan lại đại loạn, Hoàng Sào khởi nghĩa, băng đảng giao tranh khiến cho đại vương triều đã từng phát triển rực rỡ huy hoàng như nhà Đường đã sụp đổ trong nháy mắt. 
Trong thời ngũ đại loạn thế, cung đình chính biến, võ tướng tạo phản. Thống soái cấm quân Hậu Chu Triệu Khuông Dận đã dựa vào “Trần Kiều binh biến” đăng cơ dễ dàng và đặt nền móng lập nên nhà Tống, thống nhất hơn nửa Trung Quốc rộng lớn mở ra một nguyên triều mới.
Nguồn gốc họ Triệu
 Ảnh minh họa.
Họ Triệu là một họ lớn ở Trung Quốc, theo thống kê trong cuốn “Bách gia tính” thời kì đầu Bắc Tống, thì họ Triệu được coi là quốc tính, xếp đầu bảng. Trong gia tộc họ Triệu có rất nhiều nhân vật kiệt xuất anh tài, nổi tiếng nhất chính là hoàng đế Triệu Khuông Dận – người khai quốc của triều Tống. Theo lịch sử ô nng chính là hậu duệ của phượng hoàng.
Theo sử sách tổ tiên của ông không phải họ Triệu mà là họ Doanh, đồng tổ với họ Doanh nước Tần, có từ thời Tây Chu. Họ Doanh khởi thủy thời kì tam đại, tổ tiên là Bá Ích, thủ lĩnh tộc Đông Di Hạ triều, được vua Thuấn ban thánh chủ họ Doanh.
Đến cháu đời thứ 9 của Bá Ích là Tạo Phụ, là xa ngự thân cận của Chu Mục Vương, rất giỏi săn bắn, vì thế ông ta thường đi săn cùng Chu Mục Vương. Có một lần, ông ta nhìn thấy 6 con tuấn mã trắng muốt, vô cùng ưu tú, nhưng quy định thời bấy giờ xa giá phải do 8 ngựa kéo cùng một màu. Nếu không mua thì tiếc. Ông ta do dự rất lâu rồi quyết định mua 6 con bạch tuấn mã. Nghe nói ở Đào Lâm trong núi rộng hơn 300 dặm, cây cối ngút trời, tìm mua hai con bạch tuấn mã chắc không khó. Ông ta quyết tâm đến Đào Lâm và bỏ rất nhiều công sức, cuối cùng đã tìm được hai con bạch tuấn mã thiên lí như ý. Khi Tạo Phụ dâng tặng, Chu Mục Vương vô cùng thích thú lập tức đổi tân xa, đích thân đặt cho 2 con tuấn mã mà Tạo Phụ kì công vào Đào Lâm mua được là “ Hoa Lưu” và “ Li Nhĩ”. 
Sau khi có ngựa quý, Chu Mục Vương càng thêm ưu ái Tạo Phụ. Truyền rằng, một hôm trong lúc cao hứng, hai người thúc ngựa chạy như bay chẳng mấy chốc đã bỏ xa đám vệ quân sau lưng. Chu Mạc Vương và Tạo Phụ vui sướng vô cùng, tiếp tục cho ngựa chạy thẳng về hướng Tây.
Chẳng mấy chốc đã đến Tây Thành. Tây Thành đất rộng người thưa, núi sông hùng vĩ, lưu luyến không muốn về. Chu Mạc Vương và Tạo Phụ vốn đam mê săn bắn nên đây là cơ hội hiếm có với họ. Cả hai mải mê săn bắn cho đến khi thấy trời tối thì lên ngựa chạy trên hoang mạc Tây Thành. Cuối cùng chạy mãi chạy mãi đến Côn Lôn Khâu, đến Giao Trì của Tây Thành và gặp được Tây Vương Mẫu, được Tây Vương Mẫu khoản đãi rất thịnh soạn, ba người vừa uống rượu tiên vừa hát ca vô cùng vui vẻ thoải mái.
Đúng lúc này, Từ Yển Vương Từ Quốc lợi dụng thời cơ dấy binh tạo phản, Chu Mục Vương vô cùng lo lắng, Tạo Phụ đã đánh xe đưa ông ta về kịp và dẹp yên phản loạn. Để ban thưởng, Chu Mục Vương đã cắt Triệu Thành (nay thuộc phía bắc Huyện Hồng Động, Sơn Tây) tặng cho Tạo Phụ, từ đó con cháu Tạo Phụ đổi thành Họ Triệu.
Cứ thế truyền tiếp 6 đời sau đến Yêm Phụ, Yêm Phụ cũng như tổ tiên mình trở thành xa ngự của Chu Tiên Vương, họ Triệu lúc này bắt đầu có địa vị và phát triển. Đến Chu U Vương, do ông ta vô đạo nên con cháu đời thứ 7 của Tạo Phụ là Thục Đái đã rời bỏ Chu Sĩ Tấn và trở thành ngự giả cho Tấn Văn Vương, Từ đó, con cháu họ Triệu đều là Tấn đại phu, đều có địa vị rất cao trong nước Tấn. Đến thời đầu Chiến Quốc, thế lực của Tấn Công tộc suy vong, Đại phu thất quyền, Triệu Tương - cháu đời 12 của Thục Đái là một trong những đại phu có quyền, tự liên thủ với họ Ngụy, họ Hàn đánh Tấn và lập nên nước Triệu.
Đây là hành động bất trung với Chu thiên tử cũng bất trung với Tấn Vương thất, nhưng Triệu Tương vẫn làm. Đến đời cháu ông ta là Triều Tịch, nước Triệu chính thức được Chu Liệt Vương thừa nhận, họ Triệu cùng họ Ngụy họ Hàn cùng là chư hầu. Năm 222 trước công nguyên, nước Ngụy bị diệt vong trong tay nhà Tần. Vương thất quý tộc và lê dân trăm họ lần lượt lấy tên nước làm họ xưng là Triệu thị, phân bố khắp cả nước. Trong đó có ba chi lớn là Thiên Thủy, Hàm Đan và Trác Quận, Trác Quận ( được gọi là Hà Gian Triệu Thị), đây là long mạch sở hệ, đến 5 đời sau thì xuất hiện chân Long Thiên Tử Triệu Khuông Dận.

Mảnh đất phì nhiêu Trác Quận

Trác Quận là một quận cổ xưa có lịch sử lâu đời được lập từ thời Hán Cao Tổ. Địa giới của Trác Quận thời Hán là khu vực mà ngày nay phía nam là Phòng Sơn, Bắc Kinh, đông là Thanh Uyển, huyện Dịch, Hà Bắc, bắc là Hà Gian, An Bình Hà Bắc, tây là Nhiệm Khâu, Hà Bắc.
Đến nhà Tùy, Trác Quận đổi thành U Châu, địa giới tương đương với khu vực Bắc Kinh, huyện Bá Hà Bắc và Thiên Tân… Triều Đường đổi thành Trác Châu, thủ phủ đặt tại Phạm Dương, địa giới tương đương với Cố An, huyện Trác, huyện Hùng,  Hà Bắc ..
Trác Quận nổi tiếng nhờ Trác Thủy, trong mắt của các đạo sĩ đây là mảnh phong thủy bảo địa, đối với các nhà địa lý học thì đây là mảnh đất trù phú, phì nhiêu màu mỡ. Thực ra Trác Quận vốn không phải là nơi có thủy hệ phát triển. Năm 605 trước công nguyên, Tùy Dương Đế ngay sau khi đăng cơ đã dẫn theo 100 vạn binh sĩ và phu dịch cải tạo dòng chảy của sông Vận qua Trác Quận. Cùng năm đó ông cho cải tạo lại Hàn Câu. Đến năm 610 trước công nguyên, công trình mở rộng sông Vận mới cơ bản hoàn thành. Tùy Dương Đế đã cho đào kênh Vĩnh Tê, kênh Thông Tế, Hàn Châu, Sông Giang Nam, phân chia rõ dòng chảy theo thứ tự vào Hoàng Hà và Trác Quận,  Biện Thủy và Hoài Hà, Hoài Hà và Trường Giang, Kinh Khẩu và Dư Hàng, nam bắc liên thông, trở thành con sông Đại Vận nổi tiếng trong lịch sử.
Sông Đại Vận chảy từ phía bắc Trác Quận đổ vào phía nam Dư Hàng, từ nam chí bắc dài hơn 5.000 dặm. Ngoài để vận chuyển hàng hóa, Tùy Dương Đế còn hạ lệnh xây ngự đạo đồng bộ hai bên bờ và trồng dương liễu để mình từ Tràng An có thể tuần du đến Giang Đô. Ông ta còn cho xây dựng rất nhiều kho lương dọc hai bờ sông và nơi đây đã trở thành nơi cất giữ và trung chuyển lương thực rất lớn.
Cứ như thế Trác Quận trở thành điểm cuối của sông Đại Vận, trở thành tài hóa chi địa của thiên hạ. Con sông Đại Vận kết nối với hai hệ sống lớn Trường Giang và Hoàng Hà, trở thành 3 long mạch lớn đả thông ngang mạch Trung Nguyên, từ đó Trác Quận bắt đầu lộ ra thế rồng cuốn.
Khi nói tốt xấu về phong thủy của một nơi thì thủy tướng rất quan trọng, Nguồn nước sâu và dài thí Rồng khí vượng và ngược lại. Việc cải tạo dòng chảy cũng ảnh hưởng đến bố cục phong thủy của nơi đó, Trác Quận được thế phong thủy cũng nhờ được cải tạo dòng chảy mà thành. 
Triệu Doãn Tây Hán Kinh - Triệu Quảng Hán hậu duệ thủy tổ của chi Triệu thị ở Trác Quận đã sống ở đây. Ông ta là một minh thần Tây Hán. Trong “Hán Thư” có viết: “Quảng Hán thân hình cường tráng, bản tính thông mình”. Vì thế ông làm thừa tướng. Con cháu của Triệu Quảng Hán sau này cũng không phải tầm thường, cháu trai là Triệu Cống cũng làm quan to trong triều Hán. Địa vị của họ liên tục được duy trì đến triều Tấn, con cháu Triệu thị toàn là danh sĩ được người đương thời tôn sùng.
Vào thời nhà Tùy, cha con Triệu Thế Mô, Triệu Nguyên Thục đã tận tụy vì giang sơn và trở thành công thần. Hậu nhân Triệu thị ở đời Đường càng là những nhân tài kiệt xuất, phần lớn đều chức cao vọng trọng. Sự lưu truyền kế thừa của Triệu gia đều không tách rời với sự biến hóa của Phong thủy Trác Quận.
Đến đời Triệu Hoằng Ân phụ thân của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận thì long khí của Triệu gia dần dần hiện ra. Theo ghi chép của “Lương thư Bảo chí”, Triệu Hoằng Ân khi sinh ra đã có rất nhiều chuyện kỳ lạ. Hôm đó Hoàng Hà nổi sóng to gió lớn, sóng lớn cuộn từ đáy sông lên một tấm biển đồng cổ, trên khắc ba hàng chữ cổ: “Hữu nhất chân nhân tại Kí Châu, bế khẩu trương cung tả hữu biên, tử tử tôn tôn vạn vạn niên” nghĩa là ở Kì Châu sẽ xuất hiện một vị chân nhân Hoằng tự, con cháu của ông sẽ đăng cơ hoàng vị, quân lâm thiên hạ. Trùng hợp thay, Triệu Hoằng Ân đúng là bối nhân Hoằng tự, con ông ta là Triệu Khuông Dận cuối cùng đã làm hoàng đế, quân lâm thiên hạ.
Triệu Hoằng Ân từ nhỏ đã tiềm ẩn tố chất của võ tướng, dũng mãnh khác thường, rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Ngũ đại cơ triều chiến tranh liên miên, ông đã lập được nhiều kỳ công trong chinh chiến thời hậu Lương hậu Đường, và trở thành thân tín của Đường Trang Tông Lý Tồn Úc, trở thành một thủ lĩnh cấm quân thời hậu Đường. Hậu Đường định đô tại Lạc Dương, Triệu Hoằng Ân chuyển từ Trác Quận đến Lạc Dương. Lần đổi dời này đã rời cả một “chân long”, Hoàng đế Bắc Tống khai quốc Triệu Khuông Dận đã sinh ra ở đây.
Phong thủy Lạc Dương không cần phải bàn cãi vì nó là cổ đô có lịch sử lâu đời. Vị trí nằm ở phần bụng của Trung Nguyên, từ xa xưa nó đã được ví là “Hà sơn củng đái, hình thắng giáp vu thiên hạ” (Sông núi bao quanh, hình thế đệ nhất thiên hạ).
Trong thành Lạc Dương, bắc có Mang Sơn làm bình phong, nam có Y Khuyết sừng sững, tây có Tần Lĩnh, đông có Tung Nhạc. Tứ phía quan ải trùng trùng, đông là Hổ Lao quan, tây có Hàm Cốc quan, nam là Hoàn Viên quan, bắc có Mạnh Tân Cổ Độ ( Mạnh Tân quan), vị trí địa lí vô cùng trọng yếu, là mảnh yếu địa trận lược mà các binh gia tranh chấp trong lịch sử.
Thành Lạc Dương tứ bề có núi bao bọc, địa thế dễ phòng thủ khó tấn công. Trong đó có núi Long Môn cách Lạc Dương 25 dặm và Hương Sơn đứng song song, ở giữa có Y Thủy chảy qua. Truyền thuyết dân gian nói rằng hai ngọn núi này vốn là một, nằm ngang chặn ngang dòng chảy của con sông, nước ngập cả vùng, khi Đại Vũ trị thủy đã tách đôi ngọn núi cho nước chảy ở giữa, núi tách thành hai ngọn đông tây. Do mọi người ví Đại Vũ như rồng nên ngọn núi này được đặt tên là núi Long Môn, từ xa xưa đã là đại môn ở phía nam Lạc Dương và còn gọi là Y Khuyết, còn ngọn còn lại phía đông tên là Hương Sơn. Phong cảnh của ngọn núi này rất đẹp, đỉnh núi cao sừng sững, tùng bách xum xuê.. 

Câu chuyện “Hương Sơn phú thi đoạt cẩm đào” thời Võ Tắc Thiên nhà Đường cũng xảy ra ở đây. Chùa Hương Sơn nằm lưng chừng núi cũng là nơi Bạch Cư Dị đã sống nhiều năm cuối đời nên ông đã đổi biệt danh của mình là “Hương Sơn Cư Sĩ”. Sau khi mất cũng mai táng tại đỉnh Tì Bà Hương Sơn, “ Bạch viên” hiện nay chính là nơi này.
Núi Chu (còn gọi là núi Danh Tần) chấn ngữ Lạc Dương 30 dặm về phía tây. Tây bắt đầu từ núi Lạc, Ninh Hào, chạy vào phía đông Lạc Dương, do trên núi có 3 mộ lớn nên còn gọi là núi Tam. Đứng trên đỉnh núi hướng bắc có thể nhìn núi Bắc Mang, nam có thể ngắm núi Thiếu Lạc, khí thế hùng vĩ tráng lệ. Nằm trong nội giới Yển Sư phía đông Lạc Dương là khu vực núi Bắc Mang, do địa thế tương đối cao mà luôn đón ánh mặt trời sớm nên còn được gọi là Núi Thủ Dương. 
Quần thể núi bao quanh tạo ra hướng đi của long mạch, thủy tướng của Lạc Dương thì càng xuất sắc. Hoàng Hà cuồn cuộn, xuyên sơn xẻ núi, quanh co uốn khúc chảy thẳng về đông qua Tân An, Mãnh Tân. Phía tây nam của Lạc Dương có nhánh của Hoàng Hà từ hai đỉnh cao đông bắc núi Hùng Nhĩ nguy nga xuyên qua Lạc Dương. Đây chính là Lạc Hà và Y Hà.
Lạc Hà thời xưa gọi là Lạc Thủy, sơn nam thủy bắc là dương, vùng đất này nằm ở phía bắc Lạc Thủy vì thế mà có tên là Lạc Dương. Lạc Hà là một nhánh lớn nơi trung du Hoàng Hà, chảy qua Lô Thị, Lạc Ninh, Nghi Dương, nội thành Lạc Dương, Yển Sư của Hà Nam, Lạc Nam Thiểm Tây và đổ vào Hoàng Hà ở Củng Nghĩa.
Con sông này nằm ở khu vực Trung Nguyên, nơi đây lưu truyền rất nhiều truyền thuyết lịch sử như “Lạc xuất thư” của “Chu Dịch hệ từ thượng” xảy ra ở chính đây. Thời Tam Quốc Tào Thực có viết “Lạc thần phú”. Lạc thần chính là nữ thần của thành Lạc Dương, khắc họa lên hình tượng Lạc thần vô cùng kiều diễm và thuần khiết.
Sau khi Tùy Xương Đế xây dựng xong sông Đại Vận, Lạc Dương trở thành trung tâm của sông Đại Vận, và cũng trở thành một đầu mối quan trọng của cả nước. Y Hà bắt nguồn từ huyện Loan Xuyên chân phía nam của Núi Hùng Nhĩ uốn khúc ôm quanh Ngọn Muộn Đôn, chảy qua huyện Tung, Y Xuyên, Lạc Dương và hợp thủy với Lạc Hà tại Yển Sư. Lưu vực của Y Hà là địa vực trọng yếu để kiến đô thời cổ đại, là cái nôi của nền văn minh Hoa Hạ.
Tư Mã Thiên đã nói: “ Tích tam đại chi cư, giai tại lạc chi gian”. Nhà văn Tả Tư thời Tây Tần cũng nói: “Hà lạc vi Vương giả chi lí”. Trong lịch sử 5.000 năm Trung Quốc, chí ít có 1 phần 3 thời gian Lạc Dương trở thành trung tâm của các vương triều Trung Nguyên, là “Thủ thiện chi khu” được các bậc đế vương chọn làm nơi đóng đô.
Thời kì đầu Tây Hạ, Lưu Bang đầu tiên định đô ở Lạc Dương, đã từng luận tam kiệt ở nam cung Lạc Dương, nhưng sau này nghe theo lời kiến nghị của Lâu Kính, Trương Lương mà rời đô đến Trường An. Bắc Ngụy sau khi thống nhất, việc đầu tiên Hiếu Văn Đế làm là rời đô về Lạc Dương. Thời kì 16 nước Đông Tần, thiên hạ đại loạn, các danh giới hành chính giữa các khu vực không thống nhất. nhưng có một điều duy nhất vẫn khẳng định được là khu vực Hà Lạc vẫn là quận Hà Nam trung tâm của Lạc Dương.
Sau khi nhà Tùy thống nhất thiên hạ, đổi Hà Nam doãn thành quận Hà Nam, lấy Đông Đô Lạc Dương làm trung tâm. Đến triều Đường, Đường Thái Tông cũng đăng cơ không lâu thì quyết định trùng tu lại thành Lạc Dương. Ngoài ra Võ Tắc Thiên cũng vô cùng ưu ái Lạc Dương, thời Đường Cao Tông, bà đã từng cả gan xúi giục Cao Tông rời đô về Lạc Dương. Khi bà lên ngôi cũng chọn Lạc Dương định đô và đổi Đông Đô thành “ Thần Đô”, đổi Lạc Hà thành “Thánh Hà”. Sau này đến đời Đường Huyền Tông mở ra thời “Khai nguyên thịnh thế”, đưa xã hội phong kiến Trung Quốc lên đỉnh cao, phát triển rực rỡ.
Đại học giả Cố Tổ Vũ nhà Thanh khi khảo sát sơn thủy Lạc Dương cũng đã chỉ rõ: Lạc Dương nam gối đầu vào Tung Sơn, Y Khuyết, Bắc Lâm Mang lĩnh, Hoàng Hà, Đông Ách Hổ Lao quan, tây ôm Hàm Cốc quan, sơn hoàn thủy bão, tàng phong tích thủy, núi sông hiểm trở, hình thế đệ nhất thiên hạ, thật là đế vương chi đô. Chính nhờ có long khí của Lạc Dương nuôi dưỡng mà "Chân Long" Triệu Khuông Dận đã nhanh chóng cất cánh bay cao.
Tuyết Mai (theo Sina)

Bình luận(3)

Minh Hiền

mai nhi

Phong thủy Lạc Dương không cần phải bàn cãi vì nó là cổ đô có lịch sử lâu đời. Vị trí nằm ở phần bụng của Trung Nguyên, từ xa xưa nó đã được ví là “Hà sơn củng đái, hình thắng giáp vu thiên hạ” (Sông núi bao quanh, hình thế đệ nhất thiên hạ).

Minh Hiền

nam cường

chọn nơi khởi sự phụ thuộc rất nhiều vào con mắt nhìn xa trông rộng của hiền nhân

Minh Hiền

phương

thiên thời địa lợi nhân hòa bấy nhiêu yếu tố hội đủ cả rồi còn j