Ngư Huyền Cơ là một tài nữ trứ danh ở thời kỳ Vãn Đường, nổi tiếng với sắc vóc kiều diễm và tài năng thi ca trời phú. Cùng với Tiết Đào, Lý Quý Lan và Lưu Thái Xuân, nàng được mệnh danh là một trong tứ đại nữ thi nhân thời Đường. Các tác phẩm thơ văn của Ngư Huyền Cơ hầu như đều nói về tình cảm của người phụ nữ lúc bấy giờ và đều được đón nhận nồng nhiệt.Nàng vốn tên là Ngư Âu Vi, tự là Huệ Lan, quê ở Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), sống vào khoảng năm 844 - 871. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngư Huyền Cơ tiếp xúc với không ít đàn ông. Nhưng mối tình đẫm nước mắt giữa nàng và Ôn Đình Quân mới là câu chuyện được nhiều người nhắc đến nhiều nhất.Ôn Đình Quân là một văn nhân nổi danh lúc bấy giờ, mặc dù xấu xí nhưng rất phong lưu, thường xuyên lui đến các kỹ viện. Đây chính là cách ông gặp được Ngư Huyền Cơ, năm đó nàng mới khoảng 11 - 12 tuổi. Nhận thấy Ngư Huyền Cơ lanh lợi và xinh đẹp, Ôn Đình Quân đã nhận nàng làm đệ tử, dạy nàng làm thơ cũng như chăm lo cho cuộc sống của hai mẹ con nàng.Khi đến gần 60 tuổi, Ôn Đình Quân đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm một chức quan nhỏ. Do đó ông phải rời khỏi Trường An, chia xa Ngư Huyền Cơ. Ở cạnh nhau thì không có suy nghĩ gì đặc biệt nhưng xa nhau mới cảm thấy nhớ nhung, nàng biết được mình đã yêu thương chính người thầy nên Ngư Huyền Cơ đành gửi gắm nỗi lòng vào con chữ.Biết rõ tình cảm của Ngư Huyền Cơ và cũng biết rõ ranh giới giữa thầy và trò, Ôn Đình Quân quyết định giới thiệu Ngư Huyền Cơ cho trạng nguyên Lý Ức. Lý Ức sau đó đã hỏi cưới nàng làm thiếp.Lý Ức đối xử với Ngư Huyền Cơ rất tốt, khiến người ngoài phải ghen tị. Nhưng phu nhân chính thất của ông lại không hề vui vẻ khi thấy chồng có thêm người phụ nữ khác. Bà ta đã đánh và đuổi nàng ra khỏi nhà. Trong cơn tuyệt vọng, Lý Ức đành đưa Ngư Huyền Cơ đến ở nhờ nhà họ hàng, sau đó lại đưa nàng đến đạo quán do con gái của Đường Huyền Tông lập nên. Sau đó, nàng đã xuất gia và lấy đạo hiệu Huyền Cơ.Lúc này, không thể chờ đợi Lý Ức thêm được nữa, Ngư Huyền Cơ bắt đầu thay đổi bản thân. Nàng trở thành một đạo sĩ diễm lệ, qua lại với nhiều gã đàn ông khác. Và nhờ sự chu cấp của những văn nhân giàu đó, cuộc sống của Ngư Huyền Cơ càng thêm tự tại, được du ngoạn khắp nơi, có đầy trang sức quý hiếm, mỗi ngày đều chỉ đánh đàn làm thơ. Trải qua hàng trăm mối tình khác nhau, danh tiếng phong lưu của nàng ngày càng nổi danh ở thành Trường An.Sau này, Ngư Huyền Cơ thu nhận nhiều đệ tử làm thị nữ, trong đó có Lục Kiều. Vào một ngày tháng Giêng, trước khi ra ngoài nàng căn dặn Lục Kiều, nếu có ai đến tìm thì chỉ cần nói cho họ biết nàng đang ở đâu là được.Chiều tối hôm đó, khi Ngư Huyền Cơ trở về, Lục Kiều mới kể lại có Trần nhạc sư đến tìm nhưng đã rời đi ngay khi Lục Kiều lập lại lời căn dặn của Ngư Huyền Cơ.Nghi ngờ Lục Kiều nói dối, đến tối khuya Ngư Huyền Cơ gọi Lục Kiều vào phòng, lột sạch quần áo của thị nữ này thì phát hiện trên ngực có dấu vết lạ. Trong cơn tức giận, Ngư Huyền Cơ liên tục dùng roi quất mạnh vào người Lục Kiều.Đau đớn không chịu nổi, Lục Kiều liền đem chuyện tình cảm phong lưu của Ngư Huyền Cơ ra chỉ trích. Nghe những lời này, Ngư Huyền Cơ càng tức giận, túm lấy mái tóc rồi đập đầu Lục Kiều vào tường. Cú va đập mạnh khiến Lục Kiều chết tại chỗ. Sau đó Ngư Huyền Cơ bị Kinh Triệu Doãn Ôn Chương xử tử hình. Lúc đó nàng chỉ khoảng 26 tuổi.Nghe nói, sau khi nghe tin cái chết của Ngư Huyền Cơ, Ôn Đình Quân đã trở nên thẫn thờ và trở nên nổi loạn hơn, ông luôn tự trách mình đã tự tay đẩy Ngư Huyền Cơ vào bi kịch. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.
Ngư Huyền Cơ là một tài nữ trứ danh ở thời kỳ Vãn Đường, nổi tiếng với sắc vóc kiều diễm và tài năng thi ca trời phú. Cùng với Tiết Đào, Lý Quý Lan và Lưu Thái Xuân, nàng được mệnh danh là một trong tứ đại nữ thi nhân thời Đường. Các tác phẩm thơ văn của Ngư Huyền Cơ hầu như đều nói về tình cảm của người phụ nữ lúc bấy giờ và đều được đón nhận nồng nhiệt.
Nàng vốn tên là Ngư Âu Vi, tự là Huệ Lan, quê ở Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), sống vào khoảng năm 844 - 871. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ngư Huyền Cơ tiếp xúc với không ít đàn ông. Nhưng mối tình đẫm nước mắt giữa nàng và Ôn Đình Quân mới là câu chuyện được nhiều người nhắc đến nhiều nhất.
Ôn Đình Quân là một văn nhân nổi danh lúc bấy giờ, mặc dù xấu xí nhưng rất phong lưu, thường xuyên lui đến các kỹ viện. Đây chính là cách ông gặp được Ngư Huyền Cơ, năm đó nàng mới khoảng 11 - 12 tuổi. Nhận thấy Ngư Huyền Cơ lanh lợi và xinh đẹp, Ôn Đình Quân đã nhận nàng làm đệ tử, dạy nàng làm thơ cũng như chăm lo cho cuộc sống của hai mẹ con nàng.
Khi đến gần 60 tuổi, Ôn Đình Quân đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm một chức quan nhỏ. Do đó ông phải rời khỏi Trường An, chia xa Ngư Huyền Cơ. Ở cạnh nhau thì không có suy nghĩ gì đặc biệt nhưng xa nhau mới cảm thấy nhớ nhung, nàng biết được mình đã yêu thương chính người thầy nên Ngư Huyền Cơ đành gửi gắm nỗi lòng vào con chữ.
Biết rõ tình cảm của Ngư Huyền Cơ và cũng biết rõ ranh giới giữa thầy và trò, Ôn Đình Quân quyết định giới thiệu Ngư Huyền Cơ cho trạng nguyên Lý Ức. Lý Ức sau đó đã hỏi cưới nàng làm thiếp.
Lý Ức đối xử với Ngư Huyền Cơ rất tốt, khiến người ngoài phải ghen tị. Nhưng phu nhân chính thất của ông lại không hề vui vẻ khi thấy chồng có thêm người phụ nữ khác. Bà ta đã đánh và đuổi nàng ra khỏi nhà. Trong cơn tuyệt vọng, Lý Ức đành đưa Ngư Huyền Cơ đến ở nhờ nhà họ hàng, sau đó lại đưa nàng đến đạo quán do con gái của Đường Huyền Tông lập nên. Sau đó, nàng đã xuất gia và lấy đạo hiệu Huyền Cơ.
Lúc này, không thể chờ đợi Lý Ức thêm được nữa, Ngư Huyền Cơ bắt đầu thay đổi bản thân. Nàng trở thành một đạo sĩ diễm lệ, qua lại với nhiều gã đàn ông khác. Và nhờ sự chu cấp của những văn nhân giàu đó, cuộc sống của Ngư Huyền Cơ càng thêm tự tại, được du ngoạn khắp nơi, có đầy trang sức quý hiếm, mỗi ngày đều chỉ đánh đàn làm thơ. Trải qua hàng trăm mối tình khác nhau, danh tiếng phong lưu của nàng ngày càng nổi danh ở thành Trường An.
Sau này, Ngư Huyền Cơ thu nhận nhiều đệ tử làm thị nữ, trong đó có Lục Kiều. Vào một ngày tháng Giêng, trước khi ra ngoài nàng căn dặn Lục Kiều, nếu có ai đến tìm thì chỉ cần nói cho họ biết nàng đang ở đâu là được.
Chiều tối hôm đó, khi Ngư Huyền Cơ trở về, Lục Kiều mới kể lại có Trần nhạc sư đến tìm nhưng đã rời đi ngay khi Lục Kiều lập lại lời căn dặn của Ngư Huyền Cơ.
Nghi ngờ Lục Kiều nói dối, đến tối khuya Ngư Huyền Cơ gọi Lục Kiều vào phòng, lột sạch quần áo của thị nữ này thì phát hiện trên ngực có dấu vết lạ. Trong cơn tức giận, Ngư Huyền Cơ liên tục dùng roi quất mạnh vào người Lục Kiều.
Đau đớn không chịu nổi, Lục Kiều liền đem chuyện tình cảm phong lưu của Ngư Huyền Cơ ra chỉ trích. Nghe những lời này, Ngư Huyền Cơ càng tức giận, túm lấy mái tóc rồi đập đầu Lục Kiều vào tường. Cú va đập mạnh khiến Lục Kiều chết tại chỗ. Sau đó Ngư Huyền Cơ bị Kinh Triệu Doãn Ôn Chương xử tử hình. Lúc đó nàng chỉ khoảng 26 tuổi.
Nghe nói, sau khi nghe tin cái chết của Ngư Huyền Cơ, Ôn Đình Quân đã trở nên thẫn thờ và trở nên nổi loạn hơn, ông luôn tự trách mình đã tự tay đẩy Ngư Huyền Cơ vào bi kịch. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.