Cuộc chiến tranh về xương giữa hai người bạn
Những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn về cuộc sống và công việc của những
nhân vật nổi tiếng lịch sử luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của công chúng. Trong cơn sốt khủng long hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, lịch sử ghi nhận hai người đã dùng mọi cách để qua mặt nhau trong cuộc săn lùng hóa thạch khủng long. Đó chính là nhà cổ sinh vật học Othniel Charles Marsh ở Bảo tàng Peabody thuộc Đại học Yale và Edward Drinker Cope tại Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên ở Philadelphia, Pennsylvania. Ban đầu, họ là những người bạn khá thân thiết. Tuy nhiên, về sau vì cạnh tranh mà họ trở nên ghét nhau.
Trong một chuyến đi săn hóa thạch, nhà cổ sinh vật học Marsh đã đút lót những người giữ hố đào hóa thạch để có được thứ mà mình mong muốn. Một lần khác, ông Marsh cài các gián điệp tham gia một trong các đoàn thám hiểm của người bạn Cope.
Người ta đồn rằng, ông Marsh và Cope đã cho đặt thuốc nổ vào hố hóa thạch của nhau để cản trở khám phá của người kia. Trong suốt nhiều năm, họ công khai chỉ trích, làm bẽ mặt nhau trên các bài báo học thuật và viết báo kết tội nhau là tham ô tài chính và không có năng lực.
Tuy nhiên, cả hai nhà nghiên cứu đều có đóng góp to lớn cho lĩnh vực cổ sinh vật học, trong đó có các loài khủng long mang tính biểu tượng như Stegosaurus, Triceratops, Diplodocus và Apatosaurus được khai quật dưới sự nỗ lực, đóng góp lớn của họ.
Nhà khoa học kỳ cục Oliver Heaviside
Nhà toán học và kỹ sư điện người Anh Oliver Heaviside đã phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân. Mặc dù bản thân là một thiên tài nhưng nhà khoa học này lại được bạn bè đặt cho biệt danh là “người kỳ cục nhất”.
Biệt danh này xuất phát từ việc nhà toán học nổi tiếng Heaviside thiết kế nhà ở của mình sử dụng các khối đá granite khổng lồ, sơn móng tay của mình màu hồng chói. Thậm chí, ông chỉ uống sữa trong nhiều ngày. Chưa dừng lại ở đó, nhà khoa học này còn mắc chứng bệnh hypergraphia - căn bệnh ở não khiến người mắc bệnh đam mê việc viết lách một cách thái quá.
Nhà thiên văn Tycho Brahe chết vì nhịn đi tiểu
Vào thế kỷ 16, nhà thiên văn Đan Mạch Tycho Brahe là một nhà quý tộc nổi tiếng với cuộc sống lập dị và cái chết kỳ lạ. Theo ghi chép lịch sử,
nhà thiên văn nổi tiếng lịch sử này đã mất mũi trong một trận đấu kiếm ở trường đại học và phải đeo một chiếc mũi giả làm từ kim loại.
Ông Brahe thích những bữa tiệc và sở hữu một hòn đảo của riêng mình. Ông thường mời bạn bè đến lâu đài để vui chơi cũng như khoe với khách khứa về một con nai sừng tấm do ông thuần hóa và một chú lùn tên Jepp ông giữ làm “thằng hề” ngồi dưới gầm bàn. Ông Brahe thỉnh thoảng cho chú lùn đó một chút thức ăn thừa.
Tuy nhiên, chính niềm vui thú từ những buổi tiệc tùng đã dẫn đến cái chết khó hiểu của nhà thiên văn Brahe. Cụ thể, trong một buổi tiệc ở Prague, Brahe nhất quyết ở lại bàn khi cần đi tiểu bởi vì khi đó ông đang chơi một trò chơi mà nếu rời khỏi bàn sẽ trở thành người thua cuộc. Do nhịn đi tiểu nên tình trạng sức khỏe của ông Brahe có chuyển biến xấu khi bị nhiễm trùng thận. Kết quả là bàng quang của ông bị vỡ sau khi tham gia trò chơi kỳ dị đó 11 ngày. Ông mất năm 1601 vì nhịn đi tiểu - một nguyên nhân khá kỳ quặc.
Video vì sao hàng ngàn nhà khoa học "bó tay" trước vật thể lạ (nguồn: VTC1):