Vincent Van Gogh bị mắc bệnh tâm thần, trầm cảm nặng và từng tự tay cắt bỏ tai của mình với một lưỡi dao cạo trong khi ở Arles, Pháp. Sau đó, ông đã tự họa lại chân dung của mình với một bên tai vẫn còn đang băng bó. Bức họa đó có tên "Self-Portrait" và trở này một kiệt tác hội họa thế giới. Danh họa này là một trong những người nổi tiếng vượt lên số phận và cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghệ thuật.Mặc dù bắt đầu bị mất thính giác từ năm 26 tuổi - một điều khủng khiếp đối với những người soạn nhạc - nhưng Ludwig van Beethoven vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê nghệ thuật. Ông đã tiếp tục sáng tác nhạc và phần lớn các tác phẩm nổi tiếng của Ludwig van Beethoven, được mọi người yêu thích nhất là các sáng tác khi nhà soạn nhạc này viết lúc bị điếc.Mặc dù bị mù và điếc do mắc phải một căn bệnh bí ẩn lúc mới được 18 tháng tuổi nhưng Helen Keller đã nỗ lực không ngừng nghỉ và lấy được bằng đại học Radcliffe. Với nghị lực phi thường, Helen Keller trở thành người mù - điếc đầu tiên tốt nghiệp đại học.Stevie Wonder - một trong những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng thời đại bị mù bẩm sinh. Nhưng vượt lên trên số phận, Stevie Wonder đã sáng tác và làm nên tên tuổi với nhiều tác phẩm hay.Marlee Matlin nữ diễn viên khiếm thính của điện ảnh đã từng giành giải Oscar năm 1986 cho vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp với bộ phim mang tên "Children of a Lesser God". Tính đến năm 2009, cô vẫn là nữ diễn viên trẻ nhất và là người khiếm thính duy nhất từng chiến thắng ở hạng mục Vai nữ chính của giải Oscar.Frida Kahlo là một trong những nghệ sĩ Mexico nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Bà bị bại liệt khi lên 6 tuổi khiến một chân bị teo nhỏ. Thêm vào đó, do bị thương nặng trong một tai nạn khi xe buýt chở bà đâm thẳng vào một chiếc xe điện nên bà đã trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật khác nhau. Trong thời gian trị bệnh, Kahlo nghiên cứu hội họa và trở thành họa sĩ xuất chúng, nổi bật nhất là tác phẩm vẽ chân dung chính bà.Mặc dù bị mất một chân trong một tai nạn xe hơi năm 1981 nhưng Sudha Chandran vẫn đầy nghị lực, vươn lên trở thành nữ vũ công và diễn viên Bollywood nổi tiếng.Làm việc cho Dateline những năm 90, John Hockenberry là một trong những nhà báo đầu tiên sử dụng một chiếc xe lăn xuất hiện trước công chúng qua các kênh truyền hình Mỹ. Ông John ngồi xe lăn sau khi xảy ra tai nạn xe hơi năm 19 tuổi.Mặc dù được chẩn đoán mắc bệnh ALS khi 21 tuổi nhưng Stephen Hawking vẫn không đầu hàng số phận. Ông đã vượt lên nghịch cảnh, chiến đấu với bệnh tật và trở thành một trong những nhà vật lý hàng đầu thế giới.Marla Runyan là vận động viên khiếm thị đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic. Vận động viên người Mỹ này đã giành vị trí thứ 8 tại cuộc thi chạy 1.500 m năm 2.000.
Vincent Van Gogh bị mắc bệnh tâm thần, trầm cảm nặng và từng tự tay cắt bỏ tai của mình với một lưỡi dao cạo trong khi ở Arles, Pháp. Sau đó, ông đã tự họa lại chân dung của mình với một bên tai vẫn còn đang băng bó. Bức họa đó có tên "Self-Portrait" và trở này một kiệt tác hội họa thế giới. Danh họa này là một trong những người nổi tiếng vượt lên số phận và cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghệ thuật.
Mặc dù bắt đầu bị mất thính giác từ năm 26 tuổi - một điều khủng khiếp đối với những người soạn nhạc - nhưng Ludwig van Beethoven vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê nghệ thuật. Ông đã tiếp tục sáng tác nhạc và phần lớn các tác phẩm nổi tiếng của Ludwig van Beethoven, được mọi người yêu thích nhất là các sáng tác khi nhà soạn nhạc này viết lúc bị điếc.
Mặc dù bị mù và điếc do mắc phải một căn bệnh bí ẩn lúc mới được 18 tháng tuổi nhưng Helen Keller đã nỗ lực không ngừng nghỉ và lấy được bằng đại học Radcliffe. Với nghị lực phi thường, Helen Keller trở thành người mù - điếc đầu tiên tốt nghiệp đại học.
Stevie Wonder - một trong những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng thời đại bị mù bẩm sinh. Nhưng vượt lên trên số phận, Stevie Wonder đã sáng tác và làm nên tên tuổi với nhiều tác phẩm hay.
Marlee Matlin nữ diễn viên khiếm thính của điện ảnh đã từng giành giải Oscar năm 1986 cho vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp với bộ phim mang tên "Children of a Lesser God". Tính đến năm 2009, cô vẫn là nữ diễn viên trẻ nhất và là người khiếm thính duy nhất từng chiến thắng ở hạng mục Vai nữ chính của giải Oscar.
Frida Kahlo là một trong những nghệ sĩ Mexico nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Bà bị bại liệt khi lên 6 tuổi khiến một chân bị teo nhỏ. Thêm vào đó, do bị thương nặng trong một tai nạn khi xe buýt chở bà đâm thẳng vào một chiếc xe điện nên bà đã trải qua hơn 30 cuộc phẫu thuật khác nhau. Trong thời gian trị bệnh, Kahlo nghiên cứu hội họa và trở thành họa sĩ xuất chúng, nổi bật nhất là tác phẩm vẽ chân dung chính bà.
Mặc dù bị mất một chân trong một tai nạn xe hơi năm 1981 nhưng Sudha Chandran vẫn đầy nghị lực, vươn lên trở thành nữ vũ công và diễn viên Bollywood nổi tiếng.
Làm việc cho Dateline những năm 90, John Hockenberry là một trong những nhà báo đầu tiên sử dụng một chiếc xe lăn xuất hiện trước công chúng qua các kênh truyền hình Mỹ. Ông John ngồi xe lăn sau khi xảy ra tai nạn xe hơi năm 19 tuổi.
Mặc dù được chẩn đoán mắc bệnh ALS khi 21 tuổi nhưng Stephen Hawking vẫn không đầu hàng số phận. Ông đã vượt lên nghịch cảnh, chiến đấu với bệnh tật và trở thành một trong những nhà vật lý hàng đầu thế giới.
Marla Runyan là vận động viên khiếm thị đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic. Vận động viên người Mỹ này đã giành vị trí thứ 8 tại cuộc thi chạy 1.500 m năm 2.000.