Chuyện đi sứ không làm nhục mệnh vua của Trương Đỗ

Google News

(Kiến Thức) - Trương Đỗ làm quan thanh liêm nghèo túng, không gây dựng điền sản, con cháu nối đời làm quan, cũng có tiếng là nghèo và trong sạch.

Về Trương Đỗ, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: "Học ba trăm thiên Kinh Thi, đi sứ bốn phương, không làm nhục mệnh vua, Đình Thâm được thế đấy. Huống chi gặp buổi cướp ngôi, lại biết tự giấu mình để tránh quyền vị, đáng gọi là kẻ sĩ, có thể cho là không phụ học vấn của mình vậy".
Bài học về sự thiếu sáng suốt
Vua nói: "Ta mình mặc áo giáp, tay cầm gươm dãi gió dầm mưa, lội sông, trèo núi, vào sâu trong đất giặc không một người nào dám chống lại, đó là Trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe tiếng bỏ trốn, cổ nhân nói dụng binh quý ở nhanh chóng. Nay lại dùng dằng không tiến nhanh. Thế là Trời cho mà không lấy, để nó lại có mưu khác thì hối sao kịp. Ngươi là hạng đàn bà, thậm chí sai người lấy áo đàn bà mặc cho Đỗ Lễ.
Không nghe lời can gián của đại tướng, vua Trần Duệ Tông cứ thế mà tiến lên. Quân giặc thừa cơ xông ra chặn đánh. Độ một giờ thì quan quân tan vỡ, vua bị vây hãm trong trận mà băng. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều chết cả. Giặc bắt sống được Ngự Câu Vương. Đỗ Tử Bình lãnh hậu quân không đến cứu, Lê Quý Ly đốc quân tải lương, nghe tin vua băng, bỏ trốn về trước. Khi xe cũi trở Tử Bình về qua phủ Thiên Trường, người ta tranh nhau lấy gạch đá ném vào thuyền và chửi. Quân về đến Kinh sư, trị tội Tử Bình.
 Tranh minh họa.
Ba lần dâng sớ
Sự kiện này lưu truyền trong sử sách như bài học trước hết về tai họa của nạn biển thủ công quỹ của quan lại cao cấp và sự thiếu sáng suốt của người cầm đầu không lắng nghe các trung thần can ngăn. Trước kia Ngự sử đại phu Trương Đỗ (có sách chép là Xã) can rằng: "Chiêm Thành trái mệnh, tội ấy giết chết cũng chưa đáng, song ở cõi Tây xa lánh, núi sông hiểm trở, nay bệ hạ mới lên ngôi, chính hóa chưa thấm nhuần đến phương xa, nên sửa văn đức cho họ tự phải phục, nếu họ không theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn gì". Ba lần dâng sớ can vua không nghe, bèn treo mũ bỏ về. Trương Đỗ là người thanh liêm không thích chơi với ai, phóng khoáng có chí lớn.
Trương Đỗ làm quan thanh liêm nghèo túng, không gây dựng điền sản, con cháu nối đời làm quan, cũng có tiếng là nghèo và trong sạch. Toàn thư cho biết, Trương Đỗ người làng Phù Đái, huyện Đồng Lại (Đồng Lại sau là huyện Vĩnh Lại) ngụ ở Kinh thành, phường Cơ Xá, Nghi Tàm làm quan tới chức Ngự sử đài tư gián đình úy tự khanh Trung đô phủ tổng quản cho đến khi về hưu rồi chết.
Với ba lần dâng "bãi chiến sớ" sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: "Trương Đỗ nói không giấu lời, thế là xứng chức, nói đến ba lần thế là cố can; mà vua không nghe, thế là tâm trí của vua đã chê rồi. Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe thì đi, thế là sự tiến lui của Đỗ hợp với lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng, thường trái tai vua mà lợi cho thân vua, nên lấy việc này làm gương".
Đến nay tại Đình Võ ở làng Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (xưa là làng Phù Đái, huyện Đồng Lại), tương truyền là nơi Trương Đỗ dạy học xưa kia còn thờ ông và dân trong làng còn truyền tụng bốn câu thơ ca ngợi Ngự sử đại phu Trương Đỗ do các bậc trí giả đương thời tặng: "Thiếu niên xuất chúng tưởng quân phục/Tráng tuế tằng thừa Ngự sử thông/Tam gián bất đồng thân tự thoái/Gia đình thanh bạch tắc môn phong".
(Ở tuổi thiếu niên đã tỏ ra xuất chúng khiến cho vị tướng quân cũng mến phục. Lớn lên làm quan đến chức Ngự sử. Ba lần can gián mà vua không nghe, bèn từ bỏ quan tước. Gia đình nghèo mà trong sạch, tạo thành nền nếp cho đời sau).
Dương Tuấn

Bình luận(0)