Meteora là tên gọi của một quần thể tu viện được xây dựng ở một vị trí rất đặc biệt: trên đỉnh một cột đá tự nhiên nằm ở Tây Bắc khu vực Thessaly, gần con sông Pinios và ngọn núi Pindus thuộc trung tâm Hy Lạp. Lịch sử của Meteora bắt đầu từ thế kỷ 14, khi đế quốc Byzantine trên đà suy yếu và các cộng đồng tu sĩ ở bán đảo Athos bị những tên cướp biển Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa. Họ đã chuyển tới vùng đất mới, nơi có những rừng đá hiểm trở khó tiếp cận làm nơi trú ẩn. Quá trình xây dựng các tu viện ở Meteora rất khó khăn và vất vả, với việc phải vận chuyển khối lượng vật liệu lớn lên vách đá cao dựng đứng bằng những chiếc thang dây.Sự hình thành của Meteora đã phải trả giá bằng rất nhiều sinh mạng của những người thợ xây.
Khi hoàn thành, Meteora có 24 tu viện tráng lệ. Cái tên "Meteora" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lơ lửng trong không trung”.
Kể từ đó, xung quanh các tu viện Meteora đã hình thành nên một cộng đồng dân sầm uất. Nhưng cuộc sống thanh bình ở Meteora không được kéo dài lâu. Các cuộc bạo loạn, cướp bóc đã khiến tình hình trở nên hỗn loạn, nhiều tu viện bị hủy hoại. Sau đó, tín đồ Kitô giáo đến xây dựng và phục hồi lại các tu viện, nhưng Meteora không thể nào phục hồi được sự thịnh vượng như ban đầu. Đến thế kỷ 18, Meteora đã trở thành một trung tâm ẩn náu của các chiến binh Hy Lạp. Trong cuộc thế chiến thứ 2, các tu viện ở đây bị lực lượng Đức và Ý chiếm đóng, phá hủy nặng nề.
Trải qua các biến cố lịch sử, ngày nay chỉ còn 6 tu viện ở Meteora nguyên vẹn. Mỗi tu viện như vậy có ít hơn 10 tu sĩ sinh sống.Ngày nay, Meteora được xem là một tu viện phức hợp lớn và rất quan trọng của chính thống giáo Hy Lạp, chỉ đứng thứ hai sau núi Athos. Vào năm 1998, quần thể tu viện Meteora đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Nơi đây cũng đã mở cửa cho du khách đến thăm và trở thành một danh thắng nổi tiếng thế giới của Hi Lạp.
Nếu trước kia, người ta chỉ có thể lên tu viện bằng cách trèo lên những thang dây mỏng manh thì ngày nay du khách đã đi bằng các bậc thang tạc vào vách đá một cách an toàn và thuận tiện.
Meteora là tên gọi của một quần thể tu viện được xây dựng ở một vị trí rất đặc biệt: trên đỉnh một cột đá tự nhiên nằm ở Tây Bắc khu vực Thessaly, gần con sông Pinios và ngọn núi Pindus thuộc trung tâm Hy Lạp.
Lịch sử của Meteora bắt đầu từ thế kỷ 14, khi đế quốc Byzantine trên đà suy yếu và các cộng đồng tu sĩ ở bán đảo Athos bị những tên cướp biển Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa. Họ đã chuyển tới vùng đất mới, nơi có những rừng đá hiểm trở khó tiếp cận làm nơi trú ẩn.
Quá trình xây dựng các tu viện ở Meteora rất khó khăn và vất vả, với việc phải vận chuyển khối lượng vật liệu lớn lên vách đá cao dựng đứng bằng những chiếc thang dây.
Sự hình thành của Meteora đã phải trả giá bằng rất nhiều sinh mạng của những người thợ xây.
Khi hoàn thành, Meteora có 24 tu viện tráng lệ. Cái tên "Meteora" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lơ lửng trong không trung”.
Kể từ đó, xung quanh các tu viện Meteora đã hình thành nên một cộng đồng dân sầm uất.
Nhưng cuộc sống thanh bình ở Meteora không được kéo dài lâu. Các cuộc bạo loạn, cướp bóc đã khiến tình hình trở nên hỗn loạn, nhiều tu viện bị hủy hoại. Sau đó, tín đồ Kitô giáo đến xây dựng và phục hồi lại các tu viện, nhưng Meteora không thể nào phục hồi được sự thịnh vượng như ban đầu.
Đến thế kỷ 18, Meteora đã trở thành một trung tâm ẩn náu của các chiến binh Hy Lạp. Trong cuộc thế chiến thứ 2, các tu viện ở đây bị lực lượng Đức và Ý chiếm đóng, phá hủy nặng nề.
Trải qua các biến cố lịch sử, ngày nay chỉ còn 6 tu viện ở Meteora nguyên vẹn. Mỗi tu viện như vậy có ít hơn 10 tu sĩ sinh sống.
Ngày nay, Meteora được xem là một tu viện phức hợp lớn và rất quan trọng của chính thống giáo Hy Lạp, chỉ đứng thứ hai sau núi Athos.
Vào năm 1998, quần thể tu viện Meteora đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Nơi đây cũng đã mở cửa cho du khách đến thăm và trở thành một danh thắng nổi tiếng thế giới của Hi Lạp.
Nếu trước kia, người ta chỉ có thể lên tu viện bằng cách trèo lên những thang dây mỏng manh thì ngày nay du khách đã đi bằng các bậc thang tạc vào vách đá một cách an toàn và thuận tiện.