Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là điều bí ẩn. Theo các nhà khoa học và sử liệu, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.
Các nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng Cleopatra vĩ đại, và hai người hầu của bà đã tự sát bằng cách cắn con rắn có tên là Aspis. Theo đó, vị nữ hoàng quẫn trí vì sự sụp đổ của vương quốc và cái chết của người tình đã lén đem một con rắn độc vào khuê phòng khóa kín rồi tự sát, bên cạnh hai nữ tì.
Chính Plutarch đã viết rằng các thí nghiệm về những người bị kết án cắn bởi con rắn này cho thấy rằng chất độc của loài này ít gây đau đớn nhất trong số tất cả các chất độc chết người.Aspis có lẽ là tên của loài rắn hổ mang Ai Cập. Tuy nhiên, nếu vậy thì cái chết đó sẽ cực kì đau đớn vì nọc độc của chúng gây hoại tử mô. Ngoài ra, con rắn rất lớn, vì vậy sẽ khó che giấu nó.Tyldesley, giảng viên tại Đại học Manchester, Anh, phát biểu với Discovery News rằng “Có vẻ đối với tôi giả thuyết rắn độc này khó mà đứng vững, vì có quá nhiều lỗ hổng trong câu chuyện trên.” Bà đặt ra những câu hỏi như: Một con rắn đã giết cả ba người, hay có đến ba con rắn được đem vào? Những con rắn vào phòng như thế nào? Sau đấy chúng thoát đi đâu? Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, làm sao những người này đảm bảo là họ sẽ chết?Bà tin rằng thay vào đó, Cleopatra và các nữ tì chết vì một loại độc tự chế, có thể được đưa lén vào phòng hoặc cất giữ trên người nữ hoàng trong một cái trâm cài hoặc lược. Một trong những người chú của Cleopatra tự tử bằng cách nuốt thuốc độc; tự tử là một điều cao quý trong truyền thống Hy Lạp mà gia đình bà tuân theo.Còn về truyền thuyết con rắn, Tyldesley nghĩ rằng do người Ai Cập sợ và tôn sùng loài rắn. Cleopatra, chính vì thế, đã đội vương miện mang hình rắn được những nghệ nhân tạo ra bằng tất cả sự sùng kính “Những nghệ sĩ đời sau đã say mê ý tưởng về con rắn của hoàng gia Ai Cập và phát triển nó, càng khẳng định sự suy đoán Nữ hoàng chết vì rắn cắn.”
Nói về rắn hổ mang Ai Cập, nhiều tài liệu cho rằng, nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg/kg). Hình vẽ rắn hổ mang Ai Cập trên một lăng mộ cổ đại.Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó là hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng.Rắn hổ mang Ai Cập được biết đến là loài có thể bơi trên biển, và là một trong những loài hổ mang châu Phi lớn nhất. Một nhát cắn của hổ mang Ai Cập có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông trong vòng 15 phút. Hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.
Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là điều bí ẩn. Theo các nhà khoa học và sử liệu, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.
Các nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng Cleopatra vĩ đại, và hai người hầu của bà đã tự sát bằng cách cắn con rắn có tên là Aspis. Theo đó, vị nữ hoàng quẫn trí vì sự sụp đổ của vương quốc và cái chết của người tình đã lén đem một con rắn độc vào khuê phòng khóa kín rồi tự sát, bên cạnh hai nữ tì.
Chính Plutarch đã viết rằng các thí nghiệm về những người bị kết án cắn bởi con rắn này cho thấy rằng chất độc của loài này ít gây đau đớn nhất trong số tất cả các chất độc chết người.
Aspis có lẽ là tên của loài rắn hổ mang Ai Cập. Tuy nhiên, nếu vậy thì cái chết đó sẽ cực kì đau đớn vì nọc độc của chúng gây hoại tử mô. Ngoài ra, con rắn rất lớn, vì vậy sẽ khó che giấu nó.
Tyldesley, giảng viên tại Đại học Manchester, Anh, phát biểu với Discovery News rằng “Có vẻ đối với tôi giả thuyết rắn độc này khó mà đứng vững, vì có quá nhiều lỗ hổng trong câu chuyện trên.” Bà đặt ra những câu hỏi như: Một con rắn đã giết cả ba người, hay có đến ba con rắn được đem vào? Những con rắn vào phòng như thế nào? Sau đấy chúng thoát đi đâu? Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, làm sao những người này đảm bảo là họ sẽ chết?
Bà tin rằng thay vào đó, Cleopatra và các nữ tì chết vì một loại độc tự chế, có thể được đưa lén vào phòng hoặc cất giữ trên người nữ hoàng trong một cái trâm cài hoặc lược. Một trong những người chú của Cleopatra tự tử bằng cách nuốt thuốc độc; tự tử là một điều cao quý trong truyền thống Hy Lạp mà gia đình bà tuân theo.
Còn về truyền thuyết con rắn, Tyldesley nghĩ rằng do người Ai Cập sợ và tôn sùng loài rắn. Cleopatra, chính vì thế, đã đội vương miện mang hình rắn được những nghệ nhân tạo ra bằng tất cả sự sùng kính “Những nghệ sĩ đời sau đã say mê ý tưởng về con rắn của hoàng gia Ai Cập và phát triển nó, càng khẳng định sự suy đoán Nữ hoàng chết vì rắn cắn.”
Nói về rắn hổ mang Ai Cập, nhiều tài liệu cho rằng, nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg/kg). Hình vẽ rắn hổ mang Ai Cập trên một lăng mộ cổ đại.
Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó là hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng.
Rắn hổ mang Ai Cập được biết đến là loài có thể bơi trên biển, và là một trong những loài hổ mang châu Phi lớn nhất. Một nhát cắn của hổ mang Ai Cập có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông trong vòng 15 phút. Hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.