Án xưa: Tiết lộ gây sốc về cái chết của Đỗ Phủ

Google News

Đỗ Phủ được biết đến là người có tài năng, nhưng không may mắn. Thậm chí, ngay cả nguyên nhân cái chết của ông cũng liên quan tới chuyện ăn uống. 

Đỗ Phủ sinh năm 712, là một nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường, Trung Quốc. Trong cuộc đời mình, Đỗ Phủ viết tới hàng ngàn bài thơ, tuy nhiên, một trong những câu thơ nổi tiếng nhất của ông là: “An đắc quảng hạ thiên vạn gian, Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan” (Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ mặt mày).
Lâu nay, người ta vẫn nói rằng, Đỗ Phủ là một người có tài năng, nhưng không may mắn. Mặc dù có tài năng văn chương, lại có chí kinh bang tế thế, tuy nhiên, bước vào tuổi trung niên, Đỗ Phủ vẫn không ổn định, phải lang bạt khắp nơi, sống nhờ người khác. Thậm chí, ngay cả nguyên nhân cái chết của Đỗ Phủ cũng liên quan tới chuyện ăn uống.
Giả thuyết lưu truyền rộng rãi nhất nói rằng, Đỗ Phủ chết vì ăn quá no. Cuốn sách “Minh Đường tạp lục” của một người đời Đường có miêu tả: “Khi Đỗ Phủ lang bạt tới Lỗi Dương, Hồ Nam thì gặp phải lũ lớn, suốt 10 ngày liền không được ăn uống miếng nào. May sao, sau đó được quan huyện lệnh vùng đó phái thuyền tới cứu đồng thời tặng cho Đỗ Phủ một ít thịt bò và rượu trắng.
Sau hơn 10 ngày phải nhịn đói, thông thường phải ăn từ từ thì dạ dày mới có thể thích ứng kịp và mới có thể tiêu hóa được. Tuy nhiên, do quá đói, Đỗ Phủ đã ăn ngấu nghiến hết chỗ thịt bò được tặng. Thịt bò vốn không phải là thứ đồ ăn dễ tiêu hóa. Kết quả dạ dày của Đỗ Phủ không chịu đựng được, dẫn tới cái chết của Đỗ Phủ. Năm đó ông 59 tuổi”.
 Ảnh minh họa.
Bậc thi thánh trong lịch sử mà phải có một cái chết thể thảm như vậy, quả thực khiến người đời sau không khỏi cảm thấy tiếc nuối. Đời sau này, từng có người mượn danh nghĩa của Hàn Dũ, một nhà thơ nổi tiếng khác thời bấy giờ viết một bài cảm khái về cái chết của Đỗ Phủ rằng có tên: “Đề Đỗ Tử Mỹ mộ”. Bài thơ có câu: “Đương thời xứ xứ đa bạch tửu, ngưu nhục như kim gia gia hữu. Ẩm tửu thực nhục kim như thử, hà cố thường nhân vô bão tử” (tạm dịch là: Người thời nay nhà nào cũng có rượu có thịt. Nếu như việc uống rượu ăn thịt được như ngày nay thì làm gì có người phải chết vì ăn no quá).
Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà khoa học kết hợp với tri thức y học hiện đại đã đưa ra một kết luận mới về cái chết của Đỗ Phủ. Người ta nói rằng, cái chết của Đỗ Phủ quả thực có liên quan tới chuyện ăn uống, tuy nhiên, Đỗ Phủ không chết vì tiêu hóa không tốt mà vì bị trúng độc có trong thực phẩm.

 Luật nay: Yêu cầu điều tra làm rõ

Về cái chết của Đỗ Phủ, các nhà khoa học phân tích cho rằng, lúc bấy giờ đang là thời điểm giữa mùa hè, khí hậu vô cùng nóng nực, lại thêm, thời bấy giờ người ta vẫn chưa có kỹ thuật giữ đông lạnh, do vậy, thịt bò rất dễ bị hỏng, từ đó sinh ra các chất độc... Nguyên nhân về cái chết của Đỗ Phủ rốt cuộc ra sao cho tới nay vẫn gây ra không ít tranh luận. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Đỗ Phủ lang bạt khắp nơi, chịu cảnh đói rét, loạn lạc khiến cơ thể suy nhược, cơ thể bị lão hóa sớm.

Về giả thuyết, Đỗ Phủ bị giết vì đầu độc, thì ai là người làm việc đó? Theo quy định của pháp luật ta ngày nay, cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ về cái chết đó. Ngay sau khi nhận được tin báo về cái chết bất thường của người dân, cơ quan chức năng phải xuống hiện trường để điều tra xác minh làm rõ.  Điều 150 BLHS quy định về Khám nghiệm hiện trường như sau: Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án; Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường... Ngoài ra, trong trường hợp trên, cơ quan chức năng phải tiến hành khám nghiệm tử thi để điều tra về nguyên nhân cái chết. Điều 151 BLHS quy định việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.

Ai là người mang thức ăn cho Đỗ Phủ? Thực phẩm đó được lấy ở đâu? Tất cả đều phải được cơ quan điều tra cần làm sáng tỏ để giải mã về cái chết ấy.


Theo Đời sống & Pháp luật

Bình luận(0)