Trận oanh tạc Guernica dù chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ trong nội chiến Tây Ban Nha nhưng lại là một cột mốc quan trọng trong lịch sử chiến tranh đường không. Trong trận đánh này, lực lượng không quân Đức đứng về phe nhà độc tài Franco đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica của phe Cộng hòa ở miền Bắc Tây Ban Nha vào ngày 26/4/1937 trong vòng 3 tiếng, trút xuống 45 tấn bom, giết gần 1/3 dân cư thị trấn. Dù không có nhiều ý nghĩa về chiến lược, cuộc tấn công này là bước ngoặt về chiến thuật không quân, sau này được Đức Quốc xã phát triển thành chiến thuật ném bom rải thảm.
Blitzkrieg - cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan do Đức Quốc xã tiến hành đã mở đầu Chiến tranh thế giới II vào ngày 1/9/1939. Đây là một hình thức tác chiến hoàn toàn mới dựa vào tốc độ, sự khéo léo, tính bất ngờ và đặc biệt dùng để tạo ra cú sốc tâm lý và reo rắc sự hỗn loạn trên toàn lãnh thổ kẻ thù. Với sức mạnh vượt trội, không quân Đức đã đè bẹp lực lượng phòng thủ Ba Lan và khiến cả châu Âu choáng váng.
Tháng 6/1940, Hitler quyết định dốc toàn lực đánh bại nước Anh hùng mạnh bằng đường không, dẫn đến một trong những trận không chiến hoành tráng nhất trong lịch sử loài người. Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân khổng lồ gồm 1.300 máy bay ném bom, máy bay ném bom bổ nhào và 1.200 máy bay tiêm kích của người Đức đã chịu khuất phục trước lực lượng máy bay nhỏ hơn nhiều, gồm 600 tiêm kích của Anh. Tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của người Anh là yếu tố then chốt giúp họ giành được thắng lợi.
Trong trận Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, một trong những cuộc không kích bất ngờ và đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại đã xảy ra. 353 chiếc máy bay Nhật Bản gồm các loại ném bom, phóng lôi và tiêm kích xuất phát từ các tàu sân bay đã hủy diệt nặng nề lực lượng hải quân Mỹ đồn trú tại Hawaii. Nước Mỹ đã chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới II sau biến cố bi thảm này. Trong hai ngày 6/8 và 9/8/1945, những chiếc máy bay B-29 của Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki, biến hai thành phố đông dân thành bình địa chỉ trong phút chốc. Ngày 14/8, Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14/8, Chiến tranh thế giới II kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu của cuộc đua vũ khí nguyên tử còn kéo dài cho đến nay.
Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến tranh trên không bởi đây là lần đầu tiên các máy bay tiêm kích đóng vai trò quan trọng trong các trận không chiến. Nhiều mẫu máy bay tiêm kích hiện đại đã lần lượt được tung vào cuộc chiến này như F-80 Shooting Star, F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô. Sự hiệu quả của chúng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho máy bay tiêm kích cánh xuôi. Từ 18/12 – 30/12/1972, Mỹ đã tiến hành chiến dịch Linebacker II, dùng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam. Với hơn 36.000 tấn bom trút xuống, đây là cuộc ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc không kích có cường độ cao nhất trong lịch sử chiến tranh. Ý chí chiến đấu và sự phòng thủ hiệu quả của lực lượng phòng không Việt Nam DCCH đã khiến chiến dịch của Mỹ thất bại nặng nề. Trong cuộc chiến giành chủ quyền quần đảo Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982, lực lượng không quân Anh đã thực hiện một chiến dịch đường không khó tin trong lịch sử. Trong chiến dịch có tên Black Buck, máy bay ném bom Avro Vulcan của Anh đã bay một quãng đường dài kỷ lục 13.000km để ném bom phá hủy đường bằng sân bay chiến lược, làm vô hiệu hóa lực lượng không quân Argentina trong sự kinh ngạc của nước này.
Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh ở Iraq năm 1991, chiến dịch không quân do Mỹ và NATO tiến hành đã sử dụng những công nghệ quân sự mới nhất như máy bay tàng hình và vũ khí dẫn đường chính xác. Các vũ khí này đã phát huy hiệu quả đáng kinh ngạc, gây cho quân đội Iraq những tổn thất khổng lồ. Nhiều bài học đắt giá về hình thái chiến tranh hiện đại đã được rút ra sau cuộc chiến này.
Năm 1999, để củng cố cho sự ly khai của Kosovo, Mỹ và NATO đã cầm đầu liên quân 13 nước, mở cuộc không kích 78 ngày đêm vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Cuộc không kích khiến gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), 12.500 người bị thương, thiệt hại kinh tế dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Sau cuộc chiến, sự tan rã và chia cắt của Cộng hòa Liên bang Nam Tư càng được đẩy mạnh.
Trận oanh tạc Guernica dù chỉ là một chiến dịch quân sự nhỏ trong nội chiến Tây Ban Nha nhưng lại là một cột mốc quan trọng trong lịch sử chiến tranh đường không. Trong trận đánh này, lực lượng không quân Đức đứng về phe nhà độc tài Franco đã tấn công thị trấn nhỏ Guernica của phe Cộng hòa ở miền Bắc Tây Ban Nha vào ngày 26/4/1937 trong vòng 3 tiếng, trút xuống 45 tấn bom, giết gần 1/3 dân cư thị trấn. Dù không có nhiều ý nghĩa về chiến lược, cuộc tấn công này là bước ngoặt về chiến thuật không quân, sau này được Đức Quốc xã phát triển thành chiến thuật ném bom rải thảm.
Blitzkrieg - cuộc chiến chớp nhoáng trên bầu trời Ba Lan do Đức Quốc xã tiến hành đã mở đầu Chiến tranh thế giới II vào ngày 1/9/1939. Đây là một hình thức tác chiến hoàn toàn mới dựa vào tốc độ, sự khéo léo, tính bất ngờ và đặc biệt dùng để tạo ra cú sốc tâm lý và reo rắc sự hỗn loạn trên toàn lãnh thổ kẻ thù. Với sức mạnh vượt trội, không quân Đức đã đè bẹp lực lượng phòng thủ Ba Lan và khiến cả châu Âu choáng váng.
Tháng 6/1940, Hitler quyết định dốc toàn lực đánh bại nước Anh hùng mạnh bằng đường không, dẫn đến một trong những trận không chiến hoành tráng nhất trong lịch sử loài người. Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân khổng lồ gồm 1.300 máy bay ném bom, máy bay ném bom bổ nhào và 1.200 máy bay tiêm kích của người Đức đã chịu khuất phục trước lực lượng máy bay nhỏ hơn nhiều, gồm 600 tiêm kích của Anh. Tính kỷ luật và tinh thần chiến đấu của người Anh là yếu tố then chốt giúp họ giành được thắng lợi.
Trong trận Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, một trong những cuộc không kích bất ngờ và đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại đã xảy ra. 353 chiếc máy bay Nhật Bản gồm các loại ném bom, phóng lôi và tiêm kích xuất phát từ các tàu sân bay đã hủy diệt nặng nề lực lượng hải quân Mỹ đồn trú tại Hawaii. Nước Mỹ đã chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới II sau biến cố bi thảm này.
Trong hai ngày 6/8 và 9/8/1945, những chiếc máy bay B-29 của Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki, biến hai thành phố đông dân thành bình địa chỉ trong phút chốc. Ngày 14/8, Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14/8, Chiến tranh thế giới II kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu của cuộc đua vũ khí nguyên tử còn kéo dài cho đến nay.
Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong chiến tranh trên không bởi đây là lần đầu tiên các máy bay tiêm kích đóng vai trò quan trọng trong các trận không chiến. Nhiều mẫu máy bay tiêm kích hiện đại đã lần lượt được tung vào cuộc chiến này như F-80 Shooting Star, F-86 Sabre của Mỹ và MiG-15 của Liên Xô. Sự hiệu quả của chúng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho máy bay tiêm kích cánh xuôi.
Từ 18/12 – 30/12/1972, Mỹ đã tiến hành chiến dịch Linebacker II, dùng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam. Với hơn 36.000 tấn bom trút xuống, đây là cuộc ném bom dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc không kích có cường độ cao nhất trong lịch sử chiến tranh. Ý chí chiến đấu và sự phòng thủ hiệu quả của lực lượng phòng không Việt Nam DCCH đã khiến chiến dịch của Mỹ thất bại nặng nề.
Trong cuộc chiến giành chủ quyền quần đảo Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982, lực lượng không quân Anh đã thực hiện một chiến dịch đường không khó tin trong lịch sử. Trong chiến dịch có tên Black Buck, máy bay ném bom Avro Vulcan của Anh đã bay một quãng đường dài kỷ lục 13.000km để ném bom phá hủy đường bằng sân bay chiến lược, làm vô hiệu hóa lực lượng không quân Argentina trong sự kinh ngạc của nước này.
Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh ở Iraq năm 1991, chiến dịch không quân do Mỹ và NATO tiến hành đã sử dụng những công nghệ quân sự mới nhất như máy bay tàng hình và vũ khí dẫn đường chính xác. Các vũ khí này đã phát huy hiệu quả đáng kinh ngạc, gây cho quân đội Iraq những tổn thất khổng lồ. Nhiều bài học đắt giá về hình thái chiến tranh hiện đại đã được rút ra sau cuộc chiến này.
Năm 1999, để củng cố cho sự ly khai của Kosovo, Mỹ và NATO đã cầm đầu liên quân 13 nước, mở cuộc không kích 78 ngày đêm vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư. Cuộc không kích khiến gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), 12.500 người bị thương, thiệt hại kinh tế dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Sau cuộc chiến, sự tan rã và chia cắt của Cộng hòa Liên bang Nam Tư càng được đẩy mạnh.