Romulus (khoảng 771-716 trước công nguyên) và Remus (771-753 trước công nguyên) là hai anh em sinh đôi trong truyền thuyết sáng lập của thành Roma. Họ là con của Rhea Silvia và thần chiến tranh Ares. Theo truyền thuyết, hai anh em đã bú sữa của một con sói cái hồi nhỏ trước khi được người chăn gia súc phát hiện. Sau này, Romulus trở thành nhà vua đầu tiên của Vương quốc La Mã. Gaius Julius Caesar (khoảng năm 100 trước công nguyên - 44 trước công nguyên), là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông cũng là chính khách vô cùng nổi tiếng của Roma trong thời kỳ này. Ông đã bị một nhóm La Mã quý tộc ám sát vào năm 44 trước công nguyên. Đến năm 46 trước công nguyên, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem Julius Caesar là một trong những vị thần của đế chế La Mã hùng mạnh.Marcus Junius Brutus (năm 85 trước công nguyên - 42 trước công nguyên) là một thành viên của Viện nguyên lão La Mã thuộc Cộng hòa La Mã. Ông cũng chính là người đứng đầu âm mưu ám sát nhà lãnh đạo quân sự thiên tài Julius Caesar vào năm 44 trước Công nguyên.
Augustus Caesar là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ năm 27 trước công nguyên đến khi qua đời vào năm 14 và cũng là vị vua cuối cùng của Cộng hoà La Mã.Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (sinh ngày 15/12/37, mất ngày 9/6/68) là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Ông nổi tiếng là vị vua trụy lạc và bị buộc tội là đã đốt cháy thành Rome.
Caesar Augustus Vespasian (sinh ngày ngày 17/11/9, mất ngày 23/6/79 sau công nguyên), là hoàng đế La Mã trị vì quốc gia này trong khoảng thời gian từ năm 69 - 79 sau công nguyên. Ông là người có công lớn trong việc ổn định tình hình chính trị ở La Mã và bắt đầu kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này.
Hoàng đế Đế quốc La Mã Caesar Augustus Traianus Hadrianus lên cầm quyền trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là vị vua có công rất lớn trong việc thống nhất những vùng đất rộng lớn của thành Rome.Marcus Aurelius Antoninus Augustus là vị hoàng đế La Mã thứ 16, người gắn liền với thời kỳ hoàng kim của đế chế này. Ông đã cai trị người dân La Mã từ năm 161 - 180. Trong thời gian cầm quyền, ông đã xây dựng Đế quốc La Mã vô cùng cường thịnh.
Flavius Valerius Constantinus còn được gọi là Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (khoảng năm 280 - 337) là vị hoàng đế đầu tiên theo đạo Ki-tô giáo trong thời gian cầm quyền ở Đế quốc La Mã. Ông là người đã ban Sắc lệnh Milano nhằm chấm dứt thảm sát các tín đồ đi theo đạo Ki-tô giáo trong toàn lãnh thổ La Mã. Qua đó, ông đã dần chuyển đổi quốc gia này từ một Đế quốc Đa Thần giáo dần trở thành Đế quốc Kitô giáo hùng mạnh. Sự kiện này đã mở đường cho thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Đông La Mã sau này.
Romulus (khoảng 771-716 trước công nguyên) và Remus (771-753 trước công nguyên) là hai anh em sinh đôi trong truyền thuyết sáng lập của thành Roma. Họ là con của Rhea Silvia và thần chiến tranh Ares. Theo truyền thuyết, hai anh em đã bú sữa của một con sói cái hồi nhỏ trước khi được người chăn gia súc phát hiện. Sau này, Romulus trở thành nhà vua đầu tiên của Vương quốc La Mã.
Gaius Julius Caesar (khoảng năm 100 trước công nguyên - 44 trước công nguyên), là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông cũng là chính khách vô cùng nổi tiếng của Roma trong thời kỳ này. Ông đã bị một nhóm La Mã quý tộc ám sát vào năm 44 trước công nguyên. Đến năm 46 trước công nguyên, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem Julius Caesar là một trong những vị thần của đế chế La Mã hùng mạnh.
Marcus Junius Brutus (năm 85 trước công nguyên - 42 trước công nguyên) là một thành viên của Viện nguyên lão La Mã thuộc Cộng hòa La Mã. Ông cũng chính là người đứng đầu âm mưu ám sát nhà lãnh đạo quân sự thiên tài Julius Caesar vào năm 44 trước Công nguyên.
Augustus Caesar là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ năm 27 trước công nguyên đến khi qua đời vào năm 14 và cũng là vị vua cuối cùng của Cộng hoà La Mã.
Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (sinh ngày 15/12/37, mất ngày 9/6/68) là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius. Ông nổi tiếng là vị vua trụy lạc và bị buộc tội là đã đốt cháy thành Rome.
Caesar Augustus Vespasian (sinh ngày ngày 17/11/9, mất ngày 23/6/79 sau công nguyên), là hoàng đế La Mã trị vì quốc gia này trong khoảng thời gian từ năm 69 - 79 sau công nguyên. Ông là người có công lớn trong việc ổn định tình hình chính trị ở La Mã và bắt đầu kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này.
Hoàng đế Đế quốc La Mã Caesar Augustus Traianus Hadrianus lên cầm quyền trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là vị vua có công rất lớn trong việc thống nhất những vùng đất rộng lớn của thành Rome.
Marcus Aurelius Antoninus Augustus là vị hoàng đế La Mã thứ 16, người gắn liền với thời kỳ hoàng kim của đế chế này. Ông đã cai trị người dân La Mã từ năm 161 - 180. Trong thời gian cầm quyền, ông đã xây dựng Đế quốc La Mã vô cùng cường thịnh.
Flavius Valerius Constantinus còn được gọi là Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (khoảng năm 280 - 337) là vị hoàng đế đầu tiên theo đạo Ki-tô giáo trong thời gian cầm quyền ở Đế quốc La Mã. Ông là người đã ban Sắc lệnh Milano nhằm chấm dứt thảm sát các tín đồ đi theo đạo Ki-tô giáo trong toàn lãnh thổ La Mã. Qua đó, ông đã dần chuyển đổi quốc gia này từ một Đế quốc Đa Thần giáo dần trở thành Đế quốc Kitô giáo hùng mạnh. Sự kiện này đã mở đường cho thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Đông La Mã sau này.