Tình trạng này khiến bệnh nhân cần nhiều thời gian và nỗ lực để đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân không thể nuốt được do cơn đau luôn thường trực.
Nguyên nhân gây nên khó nuốt bắt nguồn từ việc điều trị hoá chất và tia xạ vào vùng đầu hoặc cổ, làm giảm lượng nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng. Bạn có thể cải thiện tình hình bằng việc áp dụng những cách dưới đây.
Lựa chọn các loại thức ăn mềm: cơ thể tiết quá ít nước bọt khiến bệnh nhân cảm thấy khó nuốt và dễ dàng bỏ bữa. Việc này thực sự nguy hại bởi sau điều trị, người bệnh cần được tăng cường dinh dưỡng để hồi phục tốt. Lựa chọn các loại thức ăn mềm như khoai tây nghiền, đậu phụ sẽ giúp ngon miệng hơn.
Sử dụng máy xay sinh tố nghiền thức ăn: ngoài việc cắt thức ăn thành nhiều khúc nhỏ, người bệnh cũng nên sử dụng máy xay nghiền nhỏ thức ăn đễ dễ nuốt hơn.
Uống đủ nước: cứ vài phút nhấp một ngụm nước nhỏ sẽ khiến bạn nuốt và nói được dễ dàng hơn. Nếu có việc cần di chuyển, bạn nên mang theo một chai nước nhỏ bên mình để thuận tiện khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn các loại đồ uống khác như nước ép trái cây, súp, sữa, kem, bánh. Ngoài tác dụng giúp chống lại các triệu chứng khô miệng nó còn giúp bổ sung dinh dưỡng rất tốt.
Song điều cần lưu ý là, không phải loại chất lỏng nào cũng được khuyến khích sử dụng. Các chuyên gia cho biết, người bệnh nên tránh các loại đồ uống chứa nhiều đường bởi những chất này gây sâu răng và làm tình trạng khô miệng càng trở nên trầm trọng.
Tránh thức ăn khô: cơ thể người bệnh tiết rất ít nước bọt nên việc sử dụng các loại thức ăn khô khiến việc nuốt trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu buộc phải sử dụng các loại bánh quy, bánh mỳ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn sau điều trị thì bạn có thể nhúng chúng vào sữa hoặc trà trước khi ăn để tránh tình trạng khó nuốt, đau cổ họng. Ngoài ra, việc ngậm kẹo mút hoặc nhai kẹo cao su sẽ giúp tiết ra nhiều nước bọt hơn.
Hạn chế sử dụng gia vị cay: ngoài việc tăng cường sử dụng thức ăn dạng mềm, nghiền nát, bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại gia vị như ớt bột, hạt tiêu hoặc cà ri. Những thức ăn này khi đưa vào cơ thể dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, cổ họng và thực quản.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: trong lúc bạn đang nằm viện điều trị hoặc đang trải qua quá trình điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá hoặc một nhà tư vấn. Họ có thể trả lời những câu hỏi và cho bạn những lời khuyên cụ thể về những bữa ăn chính, bữa ăn phụ, những loại thức ăn và việc đối phó với bất cứ khó khăn về vấn đề ăn uống nào mà bạn gặp phải. Hơn nữa, họ còn có thể giúp bạn thiết kế chế độ ăn kiêng phù hợp với văn hóa và khẩu vị của bạn.
Tình trạng này khiến bệnh nhân cần nhiều thời gian và nỗ lực để đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân không thể nuốt được do cơn đau luôn thường trực.
Nguyên nhân gây nên khó nuốt bắt nguồn từ việc điều trị hoá chất và tia xạ vào vùng đầu hoặc cổ, làm giảm lượng nước bọt và gây nên tình trạng khô miệng. Bạn có thể cải thiện tình hình bằng việc áp dụng những cách dưới đây.
Lựa chọn các loại thức ăn mềm: cơ thể tiết quá ít nước bọt khiến bệnh nhân cảm thấy khó nuốt và dễ dàng bỏ bữa. Việc này thực sự nguy hại bởi sau điều trị, người bệnh cần được tăng cường dinh dưỡng để hồi phục tốt. Lựa chọn các loại thức ăn mềm như khoai tây nghiền, đậu phụ sẽ giúp ngon miệng hơn.
Sử dụng máy xay sinh tố nghiền thức ăn: ngoài việc cắt thức ăn thành nhiều khúc nhỏ, người bệnh cũng nên sử dụng máy xay nghiền nhỏ thức ăn đễ dễ nuốt hơn.
Uống đủ nước: cứ vài phút nhấp một ngụm nước nhỏ sẽ khiến bạn nuốt và nói được dễ dàng hơn. Nếu có việc cần di chuyển, bạn nên mang theo một chai nước nhỏ bên mình để thuận tiện khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn các loại đồ uống khác như nước ép trái cây, súp, sữa, kem, bánh. Ngoài tác dụng giúp chống lại các triệu chứng khô miệng nó còn giúp bổ sung dinh dưỡng rất tốt.
Song điều cần lưu ý là, không phải loại chất lỏng nào cũng được khuyến khích sử dụng. Các chuyên gia cho biết, người bệnh nên tránh các loại đồ uống chứa nhiều đường bởi những chất này gây sâu răng và làm tình trạng khô miệng càng trở nên trầm trọng.
Tránh thức ăn khô: cơ thể người bệnh tiết rất ít nước bọt nên việc sử dụng các loại thức ăn khô khiến việc nuốt trở nên khó khăn hơn nhiều. Nếu buộc phải sử dụng các loại bánh quy, bánh mỳ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn sau điều trị thì bạn có thể nhúng chúng vào sữa hoặc trà trước khi ăn để tránh tình trạng khó nuốt, đau cổ họng. Ngoài ra, việc ngậm kẹo mút hoặc nhai kẹo cao su sẽ giúp tiết ra nhiều nước bọt hơn.
Hạn chế sử dụng gia vị cay: ngoài việc tăng cường sử dụng thức ăn dạng mềm, nghiền nát, bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại gia vị như ớt bột, hạt tiêu hoặc cà ri. Những thức ăn này khi đưa vào cơ thể dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, cổ họng và thực quản.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: trong lúc bạn đang nằm viện điều trị hoặc đang trải qua quá trình điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá hoặc một nhà tư vấn. Họ có thể trả lời những câu hỏi và cho bạn những lời khuyên cụ thể về những bữa ăn chính, bữa ăn phụ, những loại thức ăn và việc đối phó với bất cứ khó khăn về vấn đề ăn uống nào mà bạn gặp phải. Hơn nữa, họ còn có thể giúp bạn thiết kế chế độ ăn kiêng phù hợp với văn hóa và khẩu vị của bạn.