1 - Theo dõi phản ứng của cơ thể: ghi chép chi tiết cảm giác mệt mỏi như thời gian, bộ phận cảm thấy rã rời và tiến trình phục hồi trong vòng một tuần. Nó sẽ rất hữu ích để bác sĩ theo dõi tình trạng, diễn biến căn bệnh. Bạn cũng nên ghi lại những yếu tố khiến cảm giác mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn để sớm tìm ra hướng giải quyết.
2 – Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng: thực phẩm và cách ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư có sự khác biệt với chế độ dinh dưỡng thông thường của người khỏe mạnh. Cần chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng; đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạc, bảo quản trong điều kiện lạnh; tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.
Hạn chế ăn quá nhiều đạm, chất béo bằng cách không ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid. Thay vào đó, tích cực ăn nhiều rau và hoa quả. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tránh uống các loại nước chứa cồn như rượu, bia…
3 - Làm việc có khoa học: đi làm trở lại sớm sau khi điều trị sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Làm việc giúp người bệnh cảm thấy hài lòng về bản thân và tăng thêm nguồn thu nhập. Để không ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục, bạn nên đề nghị sếp về một thời gian biểu “nới lỏng” hơn; vạch sẵn kế hoạch trước khi làm bất cứ việc gì để tránh làm việc trong vô vọng, không mục đích và tốn sức lực. Tốt nhất nên chọn các công việc có thể làm tại nhà để tránh phải di chuyển nhiều.
4 - Lên kế hoạch nghỉ ngơi: nếu bạn đang cố gắng để làm việc “bù” cho quãng thời gian dành cho điều trị thì cũng cần sắp xếp đan xen giữa thời gian làm việc và thư giãn. Hãy nhớ, thể trạng bạn lúc này không còn sung sức như trước kia. Tình trạng suy nhược luôn “rình rập” tấn công bạn.
5 - Một số lưu ý khác: dù làm gì bạn cũng nên duy trì một tốc độ vừa phải, không quá vội vàng ngay cả trong lúc đứng lên ngồi xuống. Việc đứng hay ngồi cần tiến hành từng chút một, không thay đổi đột ngột. Khi ngồi, sử dụng các loại ghế có tựa lưng, giữ thẳng vai và lưng.
Nên chia nhỏ ra thành nhiều túi để mang thay vì cố gắng xách một túi nặng. Khi cần nâng vật nặng, cố gắng dùng chân để đẩy, kéo hoặc nâng thay vì dùng tay. Bệnh nhân cần lưu ý không ngả người về phía trước. Đặc biệt khu vực thắt lưng, đầu gối.
Không đội bất cứ vật nặng nào trên đầu hay gồng mình dẫn đến khả năng bị căng cơ; Tránh nhiệt độ cao, khu vực nhiều khói hoặc khói độc; tránh tắm nắng quá lâu vì da của bạn lúc này rất nhạy cảm.
1 - Theo dõi phản ứng của cơ thể: ghi chép chi tiết cảm giác mệt mỏi như thời gian, bộ phận cảm thấy rã rời và tiến trình phục hồi trong vòng một tuần. Nó sẽ rất hữu ích để bác sĩ theo dõi tình trạng, diễn biến căn bệnh. Bạn cũng nên ghi lại những yếu tố khiến cảm giác mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn để sớm tìm ra hướng giải quyết.
2 – Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng: thực phẩm và cách ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư có sự khác biệt với chế độ dinh dưỡng thông thường của người khỏe mạnh. Cần chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng; đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạc, bảo quản trong điều kiện lạnh; tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.
Hạn chế ăn quá nhiều đạm, chất béo bằng cách không ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid. Thay vào đó, tích cực ăn nhiều rau và hoa quả. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tránh uống các loại nước chứa cồn như rượu, bia…
3 - Làm việc có khoa học: đi làm trở lại sớm sau khi điều trị sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Làm việc giúp người bệnh cảm thấy hài lòng về bản thân và tăng thêm nguồn thu nhập. Để không ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục, bạn nên đề nghị sếp về một thời gian biểu “nới lỏng” hơn; vạch sẵn kế hoạch trước khi làm bất cứ việc gì để tránh làm việc trong vô vọng, không mục đích và tốn sức lực. Tốt nhất nên chọn các công việc có thể làm tại nhà để tránh phải di chuyển nhiều.
4 - Lên kế hoạch nghỉ ngơi: nếu bạn đang cố gắng để làm việc “bù” cho quãng thời gian dành cho điều trị thì cũng cần sắp xếp đan xen giữa thời gian làm việc và thư giãn. Hãy nhớ, thể trạng bạn lúc này không còn sung sức như trước kia. Tình trạng suy nhược luôn “rình rập” tấn công bạn.
5 - Một số lưu ý khác: dù làm gì bạn cũng nên duy trì một tốc độ vừa phải, không quá vội vàng ngay cả trong lúc đứng lên ngồi xuống. Việc đứng hay ngồi cần tiến hành từng chút một, không thay đổi đột ngột. Khi ngồi, sử dụng các loại ghế có tựa lưng, giữ thẳng vai và lưng.
Nên chia nhỏ ra thành nhiều túi để mang thay vì cố gắng xách một túi nặng. Khi cần nâng vật nặng, cố gắng dùng chân để đẩy, kéo hoặc nâng thay vì dùng tay. Bệnh nhân cần lưu ý không ngả người về phía trước. Đặc biệt khu vực thắt lưng, đầu gối.
Không đội bất cứ vật nặng nào trên đầu hay gồng mình dẫn đến khả năng bị căng cơ; Tránh nhiệt độ cao, khu vực nhiều khói hoặc khói độc; tránh tắm nắng quá lâu vì da của bạn lúc này rất nhạy cảm.