Tiền liệt tuyến là cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Ngoài chức năng kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo, tiền liệt tuyến còn sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng, đường.
Ung thư tiền liệt tuyến xảy ra khi các tế bào ở tiền liệt phát triển bất thường, khó kiểm soát. Những tế bào này có khả năng lan rộng đến vùng mô xung quanh, hạch bạch huyết, xương và các khu vực khác trong cơ thể.
Hiện lượng người mắc ung thư tiền liệt tuyến ngày càng tăng. Theo Cancer Registry Singapore, chỉ tính riêng nước này, có 3.456 trường hợp được chẩn đoán mắc mới trong thời gian từ 2009 – 2013. Hiện ung thư tiền liệt tuyến phổ biến thứ ba trong số các loại ung thư tấn công nam giới, gây ra lượng tử vong cao thứ 5 trong các loại ung thư tại Singapore.
Nhìn chung, nam giới mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, đàn ông từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuổi tác, có người thân từng mắc bệnh, chế độ ăn nhiều chất béo… là những yếu tố làm tăng nguy cơ đối diện với ung thư tiền liệt tuyến. Giống như các loại ung thư khác, ung thư tiền liệt thường không có dấu hiệu đặc trưng. Chính vì vậy, bệnh khó có thể phát hiện ngay ở giai đoạn đầu. Triệu chứng thường gặp của ung thư tiền liệt tuyến gồm tiểu đêm nhiều, khó tiểu, tiểu ra máu, đau khi tiểu, đau lưng… Một cách để phát hiện dấu hiệu bất thường ở khu vực này là thực hiện xét nghiệm PSA đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tiền liệt tuyến (PSA) trong máu. Ở đó, PSA là một loại protein được tạo ra chủ yếu ở tuyến này. Thông thường, trong máu chỉ chứa 1 lượng nhỏ PSA. PSA trong máu cao chỉ ra tiền liệt tuyến có vấn đề, nhưng không nhất thiết là ung thư. PSA tăng cao có thể do phì đại theo tuổi tác, viêm hoặc nhiễm trùng tiền liệt tuyến hoặc ung thư. Dù còn nhiều nghi vấn về giá trị của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến song đây là phương pháp phổ biến và tốt nhất hiện nay. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của bệnh nhân. Khi khối u còn khu trú trong tiền liệt tuyến, bệnh nhân có thể được điều trị hoặc bằng phẫu thuật hoặc bằng xạ trị đơn thuần. Cả 2 phương pháp đều có tỉ lệ khỏi bệnh tương đương.
Tiền liệt tuyến là cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Ngoài chức năng kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo, tiền liệt tuyến còn sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng, đường.
Ung thư tiền liệt tuyến xảy ra khi các tế bào ở tiền liệt phát triển bất thường, khó kiểm soát. Những tế bào này có khả năng lan rộng đến vùng mô xung quanh, hạch bạch huyết, xương và các khu vực khác trong cơ thể.
Hiện lượng người mắc ung thư tiền liệt tuyến ngày càng tăng. Theo Cancer Registry Singapore, chỉ tính riêng nước này, có 3.456 trường hợp được chẩn đoán mắc mới trong thời gian từ 2009 – 2013. Hiện ung thư tiền liệt tuyến phổ biến thứ ba trong số các loại ung thư tấn công nam giới, gây ra lượng tử vong cao thứ 5 trong các loại ung thư tại Singapore.
Nhìn chung, nam giới mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, đàn ông từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuổi tác, có người thân từng mắc bệnh, chế độ ăn nhiều chất béo… là những yếu tố làm tăng nguy cơ đối diện với ung thư tiền liệt tuyến.
Giống như các loại ung thư khác, ung thư tiền liệt thường không có dấu hiệu đặc trưng. Chính vì vậy, bệnh khó có thể phát hiện ngay ở giai đoạn đầu. Triệu chứng thường gặp của ung thư tiền liệt tuyến gồm tiểu đêm nhiều, khó tiểu, tiểu ra máu, đau khi tiểu, đau lưng…
Một cách để phát hiện dấu hiệu bất thường ở khu vực này là thực hiện xét nghiệm PSA đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tiền liệt tuyến (PSA) trong máu. Ở đó, PSA là một loại protein được tạo ra chủ yếu ở tuyến này. Thông thường, trong máu chỉ chứa 1 lượng nhỏ PSA. PSA trong máu cao chỉ ra tiền liệt tuyến có vấn đề, nhưng không nhất thiết là ung thư.
PSA tăng cao có thể do phì đại theo tuổi tác, viêm hoặc nhiễm trùng tiền liệt tuyến hoặc ung thư. Dù còn nhiều nghi vấn về giá trị của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến song đây là phương pháp phổ biến và tốt nhất hiện nay.
Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự sống còn của bệnh nhân. Khi khối u còn khu trú trong tiền liệt tuyến, bệnh nhân có thể được điều trị hoặc bằng phẫu thuật hoặc bằng xạ trị đơn thuần. Cả 2 phương pháp đều có tỉ lệ khỏi bệnh tương đương.